Khổng Tử là ai? Ông cùng với Lão Tử là hai nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất nhì lịch sử Trung Hoa. Ông dành cả cuộc đời chu du khắp nơi để truyền bá triết lý. Vậy Khổng Tử là ai? Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu thêm về nhân vật này.
Khổng Tử tức Khổng Phu Tử là danh hiệu tôn kính của hậu thế dành cho Khổng Khâu tự Trọng Ni. Ông được xem là người sáng lập ra Nho giáo, đồng thời là giảng sư và triết gia lỗi lạc của cõi Á Đông.
Triết lí của Khổng Tử không chỉ được Trung Hoa noi theo, mà thậm chí cả Phương Đông và cả những triết gia phương Tây noi theo. Ông được coi là một vị Thánh của Trung Hoa.
Khổng Tử sinh ra tại ấp Trâu, thôn Xương Bình, nước Lỗ. Hiện nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Hoa. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo khổ. Khổng Tử mồ côi cha khi mới lên ba. Mẹ ông khi đó mới 20 tuổi, không sợ vất vả đã đưa ông đến nước Lỗ, mong ông có điều kiện sống tốt hơn.
Lớn lên ông chăm chỉ phụ giúp mẹ nhưng cũng rất ham học. Tuy nhiên đến năm ông 16 tuổi, mẹ ông đột ngột qua đời. Khổng Tử từ đó chỉ chăm chỉ học hành, mong sao thực hiện được ước muốn của mẹ ông. Bằng sự hiếu học của mình, Khổng Tử đã trở thành một vĩ nhân của thế giới.
Năm 19 tuổi, Khổng Tử lấy vợ và làm một chức quan nhỏ chuyên trông coi, quản lý kho tàng. Trước đó thì ông cũng đã từng làm chức quan nhỏ khác. Bằng tài năng của mình, ông đều đảm nhiệm rất tốt các chức quan được giao. Nhờ vậy, ông được thăng chức lên làm Tư không, chức quan chuyên quản lý công trình xây dựng. Năm 21 tuổi, Khổng tử được phong chức Ủy Lại, chuyên trông coi sổ sách kho lúa, cân đo và gặt lúa.
Năm 22 tuổi, ông lập trường giảng học và được các môn đồ gọi bằng phu tử. Năm 30 tuổi, Khổng Tử đến Lạc Dương để nghiên cứu về nghi lễ, chế độ miếu đường. Sau khi trở về nước Lỗ, sự học của ông càng ngày càng rộng hơn nên học trò xin theo học cũng tăng lên. Nhưng lúc này vua Lỗ vẫn chưa dùng ông vào việc nước.
Trong suốt 20 năm từ năm 34 tuổi, Khổng Tử đi khắp các nước trong vùng để truyền bá tư tưởng và tìm người dùng tư tưởng đó. Có nơi ông được coi trọng nhưng cũng có nơi ông bị khinh thường. Tới năm 51 tuổi, ông được vua Lỗ mời làm quan và phong cho chức Trung Đô Tể. Nhờ tài năng của mình, vua Lỗ rất coi trọng ông. Qua năm sau, ông được giữ chức Tư Không rồi sau đó thăng lên làm Hình Bộ Thượng Thư.
Khổng Tử sống ở thể kỉ IV trước công nguyên. Ông sinh vào năm 551 trước Công Nguyên, thời Xuân Thu và mất năm 479 cùng tại nước Lỗ. Người Trung Hoa đời sau đã tôn xưng ông là Vạn thế Sư biểu (Bậc thầy của muôn đời) với những đóng góp của ông cho lịch sử nước nhà.
Thầy của Khổng Tử chính là Hạng Thác, một thiếu niên người nước Yên. Ít ai ngờ rằng, người thầy mà Khổng Tử từng bái, lại là một đứa trẻ. Khổng Tử từng nói với Hạng Thác rằng: “Hậu sinh khả úy, lão phu xin bái cậu làm thầy”. Dù cho kiến thức có uyên bác tới đâu, thì tinh thần học hỏi của Khổng Tử đều khiến chúng ta phải nể phục.
Đức Khổng Tử tên là Khâu, tự là Trọng Ni, sinh ngày 27 tháng 8 âm lịch năm Canh Tuất (551 trước Tây lịch). Ông sinh ra tại làng Xương Bình, huyện Khúc Phụ, nước Lỗ, bây giờ là tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Cháu 13 đời của Vi Tử Diễn là Thúc Lương Ngột, làm quan Đại phu nước Lỗ, là thân phụ của Đức Khổng Tử. Cha mất sớm, Khổng Tử sống với mẹ trong cảnh nhà nghèo. Khi lớn lên, ông được đi học, ông rất thích chơi trò cúng tế với trẻ hàng xóm.
Vợ của Khổng Tử là con của họ Thượng Quan nước Tống. Một năm sau lấy nhau, vợ Ngài sinh đặng một đứa con trai. Ông đặt tên con là Lý tự là Bá Ngư để tỏ lòng tôn trọng với vua nước Lỗ.
Người Trung Hoa tôn Khổng Tử là một vị Thánh, một vị thầy của muôn đời. Nhân cách của ông và những lời ông nói được lấy làm mẫu mực lập thân cho nhiều dân tộc Á Đông, trong đó có Việt Nam. Khổng Tử nhờ vào sự uy tín của mình, đã mở được trường tư đầu tiên tại Trung Quốc. Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều người muốn theo ông làm học trò.
Ông là một triết gia vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc nói riêng và cả phương Đông nói chung. Những triết lí của ông có tầm ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ và cách sống của người phương Đông.
Dưới đây là những triết lí tiêu biểu của ông:
“Đừng bao giờ làm bạn với một người không tốt hơn mình”.
“Hãy mài dũa công cụ của mình trước tiên”
“Phạm phải sai lầm sẽ chẳng là gì cả trừ khi bạn tiếp tục nhớ về nó.”
Hãy suy xét kỹ những hệ quả có thể xảy ra
Học hỏi từ mọi người
Tất cả hoặc không gì cả
Khổng Tử có một sự nghiệp vĩ đại, ông được nhiều người tôn kính và đi kèm với đó là nhiều danh hiệu cao quý.
Dưới đây là các danh hiệu ông được phong tặng:
Dưới đây là 7 lời dạy của Khổng Tử, có những điều vô cùng đơn giản nhưng lại vô cùng thấm thía. Chúng ta cùng chiêm nghiệm, ngẫm nghĩ về những lời dạy này nhé:
Một trong những di sản to lớn mà Khổng Tử để lại, chính là những câu nói đấy triết lí của ông. Những câu nói sau đây sẽ giúp bạn có được cái nhìn cuộc sống từ nhiều khía cạnh, dạy chúng ta cách sống, cách làm người.
Dưới đây là một số câu nói rất hay của Khổng Tử:
Những chia sẻ trên đây của GiaiNgo là những thông tin về Khổng Tử – nhân vật vĩ đại của lịch sử Trung Hoa. Qua bài viết này, hi vọng mọi người đã hiểu hơn về vĩ nhân này. Cùng theo dõi và đón chờ thêm nhiều bài viết mới của GiaiNgo nhé.