Nếu bạn là người có niềm đam mê và sự hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh thì chắc hẳn thuật ngữ Kaizen đã không còn quá xa lạ với bạn. Vậy Kaizen là gì? GiaiNgo sẽ cùng bạn tìm hiểu kĩ hơn nhé.
Để có thể trả lời rõ hơn cho câu hỏiKaizen là gì thì chúng ta cùng đi tìm hiểu sâu hơn về thuật ngữ này nhé.
Kaizen là một thuật ngữ kinh tế của người Nhật. Kaizen được ghép bởi từ 改 (“kai”) có nghĩa là thay đổi và từ 善 (“zen”) có nghĩa là tốt hơn. Có thể hiểu là “thay đổi để tốt hơn” hoặc “cải tiến liên tục”. Trong tiếng Anh thuật ngữ được gọi là “ongoing improvement” hoặc “continuous improvement”.
Trong tiếng Trung, Kaizen được phát âm là Gansai, nghĩa là hành động liên tục để cải tiến và mang lại nhiều lợi ích vì tập thể hơn là lợi ích của cá nhân.
Bản chất nguyên tắc Kaizen được hiểu là một kế hoạch hành động. Kaizen là về việc tổ chức các sự kiện tập trung vào việc cải thiện từng lĩnh vực cụ thể trong công ty. Những sự kiện này liên quan đến các nhóm nhân viên ở tất cả các cấp, đặc biệt chú trọng đến việc liên quan đến các nhân viên của nhà máy.
Theo triết lý, Kaizen dùng để nói về việc xây dựng một nền văn hóa nơi tất cả các nhân viên đang tích cực tham gia đề xuất và thực hiện các cải tiến cho công ty. Trong đó các công ty thực trở thành một cách suy nghĩ tự nhiên cho cả người quản lý và nhân viên sàn nhà máy.
Sau đây GiaiNgo sẽ đưa ra các lợi ích của Kaizen, hãy cùng đón xem nhé.
Lợi ích hữu hình:
Lợi ích vô hình:
Nhìn chung trước khi Kaizen chúng ta sẽ gặp một số vấn đề như sau:
Phương pháp Kaizen được hiểu là phương pháp cải tiến liên tục với niềm tin rằng sự sáng tạo của con người là vô hạn. Qua đó mà tất cả các thành viên trong tổ chức, công ty đều được khuyến khích đưa ra các đề xuất cải tiến dù là rất nhỏ từ chính những công việc thường ngày.
Như GiaiNgo đã đề cập ở trên, Kaizen ám chỉ nhiều hơn đến “sự cải thiện liên tục và không ngừng nghỉ”. Một cách đơn giản, mọi khía cạnh trong một quá trình tổ chức nên hướng tới làm điều gì đó tốt hơn.
Kaizen có thể gói gọn trong các bước cơ bản như sau:
Sau đây là các chương trình đào tạo thực hành Kaizen cơ bản:
Chương trình 5S là viết tắt của 5 từ Nhật Bản : Seiri, Seiton, Seiso, Seiketsu, Shitsuke
Chương trình KSS là hệ thống khuyến nghị Kaizen. Chương trình KSS nhằm nhấn mạnh lợi ích xây dựng tinh thần và sự tham gia tích cực của người lao động thông qua các kích thích về tài chính và kinh tế thường thấy trong các hệ thống kiểu Mỹ.
Chương trình QCC (Quality Control Circles) là một nhóm nhỏ tình nguyện thực hiện các hoạt động kiểm soát chất lượng tại nơi làm việc. QCC thực hiện công việc liên tục như một phần trong chương trình kiểm soát chất lượng toàn công ty, tự phát triển, giáo dục lẫn nhau và Kaizen trong nơi làm việc.
Chương trình JIT (Just In Time) là một kỹ thuật kiểm soát hàng tồn kho và sản xuất. Đó chính là một phần trong hệ thống sản xuất của TOYOTA. Hệ thống được Taiichi Ohno thiết kế và hoàn thiện tại công ty TOYOTA chủ yếu nhằm giảm thiểu lãng phí khi sản xuất.
Để biết được cách phân biệt giữa 5s và Kaizen thì chúng ta cùng tìm hiểu qua về 5s nhé.
5s được hiểu là tên gọi của một phương pháp để quản lý và sắp xếp môi trường làm việc. 5S được viết tắt từ 5 từ của tiếng Nhật. Đó là Seiri (整理 Sàng lọc), Seiton (整頓 Sắp xếp), Seiso (清掃 Sạch sẽ), Seiketsu (清潔 Săn sóc) và Shitsuke (躾 Sẵn sàng).
Sự khác nhau giữa 5s và Kaizen được hiểu rõ hơn ở việc tập trung vào các quy trình. Mục tiêu của bất kỳ công ty nào cũng là xác định cách lý tưởng nhất để hoàn thành công việc với càng ít lãng phí càng tốt.
Đây là nơi Kaizen có thể ứng dụng cực kỳ hữu ích. Kaizen giúp cho mọi người của công ty học được cách làm mọi thứ một cách tốt nhất, sau đó chuẩn hóa quy trình để mọi người đều tận dụng được lợi thế của quá trình cải tiến. Còn 5S sẽ không được sử dụng để xác định cách thức hoạt động của một quá trình hoặc làm sao để quy trình được cải thiện hơn.
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã hiểu hơn về Kaizen là gì, Sự khác nhau giữa Kaizen và 5s. Bên cạnh đó là những vai trò mà Kaizen mang lại cho doanh nghiệp. Hãy theo dõi GiaiNgo mỗi ngày để biết thêm được nhiều thông tin bổ ích nhé.