Senior, Junior là những thuật ngữ cơ bản trong doanh nghiệp. Hiểu về khái niệm và cách phân biệt các thuật ngữ này, bạn sẽ phần nào đánh giá được tiềm năng của bản thân ở từng vị trí và ứng tuyển phù hợp nhất. Cùng GiaiNgo tìm hiểu junior là gì ngay nào.
Junior là từ tiếng Anh dùng để chỉ những người nhỏ tuổi, ít thâm niên, nhân viên ở cấp dưới. Junior thường là các bạn sinh viên mới ra trường; chưa có kinh nghiệm sẽ làm ở vị trí junior.
Ngoài ra, junior có thể thực hiện, giải quyết và xoay sở những vấn đề nhỏ; không mấy phức tạp và khó khăn. Đồng thời, những công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao thì họ cần sự giúp đỡ của những người có kinh nghiệm hơn.
Senior là những người có hiểu biết, kinh nghiệm dày dặn và trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực nào đó. Mỗi khi gặp khó khăn trong công việc, senior sẽ là người tìm cách khắc phục và giải quyết. Những người đi làm từ 4 – 5 năm thì tạm gọi là senior.
Lý do mà các senior được coi trọng ở công ty bởi vì họ là những người có thâm niên lâu năm. Đồng thời, họ có chuyên môn cao, có khả năng chỉ dẫn cho người mới trong công việc. Bên cạnh đó, senior có khả năng làm việc độc lập và giải quyết vấn đề rất nhanh và khéo léo.
Sự khác nhau cơ bản giữa senior và junior là về trình độ kinh nghiệm cũng như kỹ năng chuyên môn.Tuy nhiên, cả 2 đều có một điểm chung là cần phải trong tư thế học, tìm tòi những cái mới và trau dồi kiến thức cho bản thân mỗi ngày.
Một số điểm khác nhau cơ bản khác giữa senior và junior bao gồm:
Trình độ của senior có nhiều khắt khe và yêu cầu hơn rất nhiều so với junior. Những người junior đều được phân vào cấp độ học việc, đảm nhiệm những công việc nhẹ nhàng và đơn giản nhất.
Ngược lại, senior phải phụ trách những công việc khó giải quyết; những dự án lớn nhất và quan trọng nhất của công ty.
Để trở thành một người senior tốt và giỏi, bạn phải có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng trong công việc. Đồng thời, bạn phải chịu được áp lực công việc cao.
Các kỹ năng cần có của một senior bao gồm:
Bên cạnh đó, muốn làm tốt nhiệm vụ của một senior thì bạn cần cập nhật những kiến thức mới. Khi quá lỗi thời thì bạn sẽ bị đào thải nếu như không chịu cập nhật xu hướng thời đại. Từ đó, sẽ khiến bản thân senior bị lạc hậu và không còn giá trị trong công ty.
Mong rằng từ những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu junior là gì. Đồng thời có cách phân biệt giữa junior và senior để có cách ứng tuyển phù hợp. Ngoài ra, đừng quên theo dõi nhiều bài viết mới của GiaiNgo nhé!