Nếu bạn là một nhà đầu tư chứng khoán mới bắt đầu tham gia vào thị trường cổ phiếu, khái niệm IPO là gì hay cổ phiếu IPO là gì chắc chắn còn rất xa lạ. Bài viết sau của GiaiNgo sẽ giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn về IPO nhé!
IPO có tên tiếng anh là Initial Public Offering. Dịch ra nghĩa tiếng Việt là “phát hành lần đầu ra công chúng”.
Thuật ngữ IPO được dùng để chỉ hoạt động lần đầu phát hành cổ phiếu và đưa lên sàn chứng khoán của một doanh nghiệp. Nhằm mục đích để huy động vốn rộng rãi từ các nhà đầu tư.
Từ một công ty cổ phần, sau khi thực hiện IPO, công ty sẽ chính thức trở thành công ty cổ phần đại chúng (hoặc công ty đại chúng).
Mỗi doanh nghiệp ở thời điểm khởi nghiệp đều có nhu cầu gia tăng nguồn vốn. IPO được xem là công việc ưu tiên hàng đầu.
Hoạt động IPO mang lại rất nhiều thuận lợi, ưu điểm cho doanh nghiệp. Một số mục đích hoạt động của IPO có thể kể đến như:
IPO có ý nghĩa vô cùng quan trọng với doanh nghiệp, đặc biệt và với các doanh nghiệp startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ đang cần nguồn vốn đầu tư dài hạn.
Mục tiêu lớn nhất của việc phát hành cổ phiếu công khai là để thu hút vốn từ các nhà đầu tư bên ngoài thông qua việc chào bán cổ phiếu.
Bên cạnh đó, kế hoạch IPO thành công cũng mang lại nhiều ý nghĩa to lớn cho doanh nghiệp như sau:
IPO là thử thách đầu tiên và quan trọng nhất đối với mọi doanh nghiệp.
Phát hành cổ phiếu công khai lần đầu là minh chứng cho việc doanh nghiệp sẵn sàng cạnh tranh với mọi đối thủ. Đồng thời có khả năng đứng vững trên thị trường chứng khoán khốc liệt.
Huy động vốn nhanh chóng
IPO giúp doanh nghiệp huy động vốn từ các nhà đầu tư một cách nhanh chóng nhất thông qua việc chào bán cổ phiếu. Với quy mô huy động lớn từ thị trường chứng khoán.
Giúp doanh nghiệp thực hiện chiến lược kinh doanh mới
Với lượng vốn được huy động thông qua IPO, doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lược kinh doanh mới như mở rộng phân khúc khách hàng, thị trường hoặc đầu tư vào công nghệ, tính năng mới trong sản phẩm. Từ đó giúp tăng doanh thu mạnh mẽ.
Giúp “đánh bóng” thương hiệu doanh nghiệp
Khi tiến hành thực hiện IPO, doanh nghiệp sẽ được xuất hiện trên các đơn vị truyền thông. Nhờ vậy thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được biết đến rộng rãi hơn, đồng thời tạo sự uy tín với khách hàng.
Giúp doanh nghiệp thâu tóm, sáp nhập các công ty nhỏ lẻ khác
Sau khi thực hiện IPO, các công ty sẽ có lợi thế kêu gọi vốn đầu tư rộng rãi. Đây là điểm mà nhiều doanh nghiệp nhỏ hơn mong muốn. Vì vậy, việc này sẽ thúc đẩy quá trình sáp nhập các công ty nhỏ lẻ vào tay công ty lớn.
Giúp “giữ chân” các nhân viên của doanh nghiệp
Thông thường, các công ty sẽ có nhiều ưu đãi đặc thù dành cho nhân viên, bao gồm cả hoạt động mua bán và cho tặng. Các nhân viên của doanh nghiệp cũng có khả năng sở hữu cổ phiếu của doanh nghiệp đó.
Từ đó, doanh nghiệp có thể gián tiếp “giữ chân” được nhân viên của mình.
Hiện nay, các hoạt động giao dịch chứng khoán được quản lý bởi hai Sở giao dịch lớn. Đó là Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh trực tiếp quản lý sàn HOSE và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội trực tiếp quản lý sàn HNX.
Để các doanh nghiệp có thể thực hiện IPO trên sàn chứng khoán Việt Nam, theo luật chứng khoán năm 2019 có quy định rõ:
“Cổ phiếu của các doanh nghiệp trong lần đầu tiên được phát hành ra công chúng phải được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông, phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm cả Internet.”
Cụ thể hơn, dưới đây là những điều kiện mà các doanh nghiệp cần đáp ứng đủ trước khi thực hiện phát hành cổ phiếu công khai lần đầu.
Vốn điều lệ:
Tính theo giá trị trên sổ kế toán, tại thời điểm đăng ký IPO, doanh nghiệp phải có mức vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng trở lên.
Kết quả hoạt động kinh doanh:
Trong 2 năm liên tục trước thời điểm đăng ký IPO, doanh nghiệp hoạt động phải có lợi nhuận và không có lỗ lũy kế.
Có phương án hoạt động cụ thể:
Doanh nghiệp cần phải cung cấp được phương án phát hành và sử dụng nguồn vốn thu được sau khi chào bán lượng cổ phiếu được Hội đồng Cổ đông thông qua.
Tỷ lệ số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành:
Theo quy định, tỷ lệ số cổ phiếu được quyền biểu quyết, được phát hành cần bán được cho hơn 100 nhà đầu tư không phải là những doanh nghiệp lớn, là trên 15%. Trong trường hợp, vốn điều lệ của doanh nghiệp trên 1000 tỷ đồng thì tỷ lệ này bắt buộc phải đạt mức trên 10%.
Cam kết của cổ đông lớn nhất:
Trong vòng 1 năm kể từ thời điểm kết thúc chào bán của hoạt động IPO, các cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp phải cam kết luôn nắm giữ tối thiểu 20% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Yêu cầu về tính chất của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp lần đầu tiên thực hiện IPO phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Lựa chọn công ty chứng khoán tư vấn:
Doanh nghiệp phải có công ty chứng khoán tư vấn trong việc đăng ký phát hành chào bán cổ phiếu. Yêu cầu này không áp dụng đối với doanh nghiệp là công ty chứng khoán thực hiện IPO.
Yêu cầu về tài khoản:
Doanh nghiệp cần mở một tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán chứng khoán lần đầu tiên.
Cam kết:
Doanh nghiệp cần cam kết sẽ niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống sàn giao dịch sau khi kết thúc IPO.
Sau khi tìm hiểu về khái niệm và điều kiện của IPO, vấn đề tiếp theo mà bài viết IPO là gì chia sẻ đến bạn chính là các phương thức chào bán IPO. Cùng theo dõi tiếp bài viết để tìm hiểu nhé!
Dựa trên luật chứng khoán được ban hành, hình thức chào bán cổ phiếu IPO lên sàn chứng khoán được phép thực hiện trên các phương thức sau:
Là hình thức đấu giá khi một món hàng nào đó được chào bán với một mức giá “trên trời”, có thể cao hơn rất nhiều so với giá trị thực tế của nó. Sau đó, là phiên đấu giá ngược sẽ được diễn ra khi giá sản phẩm giảm xuống cho đến khi một trong những nhà đấu giá chấp nhận mua với mức giá hiện tại.
Đây là 6 phương thức được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến nhất trong hoạt động IPO. Doanh nghiệp có thể tùy vào tình hình thực tế để lựa chọn các hình thức phát hành cổ phiếu IPO hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp nên ưu tiên việc nhờ đến sự hỗ trợ của một số các cơ quan, tổ chức liên quan dù áp dụng phương thức nào.
Hiện nay, một số các doanh nghiệp thực hiện IPO thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Phổ biến là trên website chính thức của công ty hoặc các trang web hỗ trợ liên kết.
Để mua cổ phiếu IPO, các nhà đầu tư có thể mua theo hình thức đăng ký trực tuyến thông qua việc điền vào form mẫu như ví dụ dưới đây:
Chỉ bằng cách điền vào form mẫu yêu cầu các thông tin như trên, bạn đã có thể trở thành một trong số những người tham gia mua cổ phiếu thuộc IPO của một công ty.
Mặc dù tham gia IPO là hoạt động dễ sinh lợi cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu vào việc mua IPO, nhà đầu tư vẫn nên lưu ý một số điểm sau:
Tìm hiểu rõ bản cáo bạch của doanh nghiệp thực hiện IPO
Bản cáo bạch thể hiện các thông tin liên quan đến tài sản, hiệu quả kinh doanh, tình hình tài chính,… của doanh nghiệp. Nó sẽ giúp bạn xác định chính xác mức độ hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp để ra quyết định đầu tư.
Bên cạnh đó, bản cáo bạch cũng khó tránh khỏi một số thông tin không chính xác hoàn toàn. Do vậy, bạn cần thận trọng đọc bản cáo bạch và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ra quyết định.
Nghiên cứu ngành nghề hoạt động của công ty thực hiện IPO một cách khách quan
Vì bản cáo bạch không thể hiện được chính xác 100% mức độ hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp. Vì vậy, các bạn cần có cái nhìn khách quan, bao quát hơn về ngành nghề hoạt động của công ty đó đối với tình hình kinh tế hiện tại.
Đồng thời, nhà đầu tư cần đánh giá về các đối thủ cạnh tranh cũng như những thông tin của doanh nghiệp đã được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng trong ít nhất 5 năm gần đây nhất.
Ưu tiên chọn các công ty sử dụng dịch vụ tư vấn có danh tiếng, chất lượng trong ngành
Có rất nhiều doanh nghiệp lên sàn chứng khoán vì tiền, hoặc bị rơi vào tình thế đường cùng. Họ thường đánh bóng thương hiệu công ty với những con số ảo mà không hiểu về bản chất IPO là gì.
Chính vì vậy, nếu các nhà đầu tư biết lựa chọn các công ty sử dụng dịch vụ tư vấn có danh tiếng, chất lượng trong ngành thì sẽ giảm thiểu rủi ro nhiều hơn cho số vốn góp của mình. Tránh bị thao túng hơn và thông tin minh bạch hơn.
Luôn chủ động trong việc tiếp cận thông tin và kiên nhẫn chờ đợi
Không chỉ riêng hoạt động mua IPO mà trong bất cứ một hình thức đầu tư tài chính nào, các trader cũng nên chủ động tiếp cận các thông tin trên thị trường để không bị thao túng bởi những biến động ảo.
Bên cạnh đó, việc kiên nhẫn chờ đợi sẽ giúp cho các nhà đầu tư thu về được khoản lợi nhuận cao hơn so với dự tính ban đầu. Nếu có những biến động tích cực của thị trường thì kết quả sẽ càng khả quan.
Một số lưu ý khác
Bên cạnh những lưu ý trên thì những người mua IPO, đặc biệt là những người lần đầu tiên tham gia vào thị trường này cũng cần phải lưu ý thêm các điều như sau:
Việc tìm hiểu về các công ty có giá trị IPO cao để ra quyết định đầu tư chứng khoán là vô cùng cần thiết. Ở phần này của bài viết IPO là gì, hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu về top 10 công ty có giá trị IPO cao nhất thế giới nhé!
Dưới đây là danh sách top 10 công ty có giá trị IPO cao nhất thế giới năm 2021. Bảng xếp hạng này dựa trên giá trị vốn hóa thị trường. Nó được tính bằng cách nhân số lượng cổ phiếu của công ty phát hành với giá trị của một cổ phiếu. Dữ liệu được lấy từ ngày 11/1/2021.
Saudi Aramco (SA) (2,458 tỷ USD)
Saudi Aramco là một công ty dầu mỏ của Ả Rập Xê Út. Nó chính thức công bố báo cáo tài chính đầu tiên vào năm 2019. Ngay sau khi phát hành cổ phiếu trên sàn chứng khoán Tadawul, giá trị của công ty gần như đạt 1,9 nghìn tỷ USD.
Ngày nay, SA được coi là một trong những công ty hàng đầu thế giới về sản lượng và trữ lượng dầu mỏ. SA đã có các chi nhánh và công ty con ở Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Mỹ, Anh và các quốc gia khác. Công ty thuộc sở hữu của chính phủ Ả Rập Saudi. Văn phòng chính đặt tại Dahran.
Apple inc. ( 2,213 tỷ USD)
Apple Inc. là một tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ có trụ sở chính tại Cupertino, California (Mỹ). Công ty chuyên thiết kế, phát triển và bán thiết bị điện tử tiêu dùng, phần mềm máy tính và các dịch vụ trực tuyến.
Apple đã từng là công ty có giá trị lớn nhất trên thế giới trong thời gian dài. Tuy nhiên, do tình hình với doanh số bán iPhone không đạt như kỳ vọng nên nó đã mất đi vị trí dẫn đầu.
Công ty đang nỗ lực giành lại vị trí của mình. Hiện Apple đứng thứ hai về giá trị vốn hóa thị trường với giá trị ước tính khoảng 2,213 tỷ USD.
Microsoft (1,653 tỷ USD)
Microsoft là một tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ đặt trụ sở chính tại Redmond, Washington. Microsoft chuyên phát triển, sản xuất, kinh doanh bản quyền phần mềm và hỗ trợ trên diện rộng các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến máy tính.
Ngày nay, Microsoft là một trong những công ty hàng đầu trên thị trường về phần mềm PC. Và cũng là doanh nghiệp xếp thứ 3 trong bảng xếp hạng giá trị IPO cao nhất thế giới.
Amazon Inc. (1,596 tỷ USD)
Amazon.com, Inc. là một công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ có trụ sở tại Seattle, Washington. Chuyên tập trung vào điện toán đám mây, truyền phát kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo và thương mại điện tử.
Công ty này được coi là một trong những công ty công nghệ Big Four cùng với Google, Apple và Facebook. Theo ước tính tổng thể, công ty sử dụng khoảng 647,500 người và có hơn 162 tỷ USD tài sản vào thời điểm hiện tại. Doanh thu hàng năm lên tới khoảng 232 tỷ USD.
Delta Electronics (Thailand) (1,435 tỷ USD)
Delta Electronics (Thái Lan) Public Company Limited là công ty con của Delta Electronics Inc. Công ty này tập trung vào sản xuất các sản phẩm điện tử bao gồm các nguồn cung cấp điện khác nhau, hệ thống tự động hóa công nghiệp và xây dựng, cơ sở hạ tầng cho năng lượng thay thế và vận tải điện,…
Công ty mẹ được thành lập vào năm 1971 và văn phòng khu vực tại Thái Lan được thành lập vào năm 1988. Hiện nay, về giá trị vốn hóa thị trường, công ty con đang hướng tới mục tiêu trở thành công ty có giá trị nhất trên thế giới.
Alphabet Inc. (1,203 tỷ USD)
Tập đoàn Alphabet thường được gọi là Alphabet, hoặc gọi một cách không chính thức là Google. Đây là một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ, có trụ sở tại California.
Công ty con lớn nhất của Alphabet là Google, nhưng Alphabet còn có các công ty con khác như Calio, GV, Google Capital, X, Google Fiber, Nest Labs, và Verily.
Chúng bao gồm rất nhiều các sản phẩm và dịch vụ mang tính biểu tượng nhất với Google, chẳng hạn như hệ điều hành di động Android, YouTube và Google Search.
Tesla, Inc. (834 tỷ USD)
Tesla, Inc. là một công ty của Mỹ chuyên thiết kế, sản xuất và phân phối sản phẩm ô tô điện và linh kiện cho các phương tiện chạy điện. Hãng cũng sản xuất các tấm pin và pin năng lượng mặt trời.
Tesla được thành lập vào năm 2003 bởi Martin Eberhard và Mark Tarpenning. Tesla có trụ sở chính tại Palo Alto, California, Hoa Kỳ.
Facebook (757 tỷ USD)
Facebook, Inc. là một công ty truyền thông xã hội và công nghệ Mỹ có trụ sở tại Menlo Park, California. Facebook được phát triển bởi Mark Zuckerberg vào tháng 2 năm 2004.
Mạng xã hội Facebook hiện được hơn 2 tỷ người truy cập mỗi ngày. Ngày nay, Facebook thu về hơn 22 tỷ đô la lợi nhuận ròng hàng năm do quảng cáo trực tuyến.
Hơn nữa, công ty là công ty dẫn đầu trong danh sách TOP 10 này về khả năng sinh lời. Vì lợi nhuận ròng của công ty đã tăng 54% chỉ trong vòng một năm qua.
Tencent (738 tỷ USD)
Tencent Holdings Limited là một công ty cổ phần đầu tư Trung Quốc với các công ty con cung cấp dịch vụ truyền thông, giải trí, Internet và các dịch vụ quảng cáo trực tuyến tại Trung Quốc. Tập đoàn này sở hữu mạng xã hội WeChat với hơn 1 tỷ người sử dụng.
Alibaba Group (620 tỷ USD)
Alibaba là một tập đoàn thương mại điện tử có trụ sở chính đặt tại Hàng Châu, Trung Quốc. Đây là một trong những sàn giao dịch ảo lớn nhất ở Trung Quốc và thế giới.
Alibaba thu hút sự chú ý của người mua bởi giá cả phải chăng và số lượng hàng hóa đa dạng.
Công ty cung cấp các dịch vụ bán hàng giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng, doanh nghiệp tới người tiêu dùng và doanh nghiệp với doanh nghiệp, cũng như các dịch vụ bán hàng thông qua cổng thông tin điện tử.
Sắp tới, Alibaba Group Holding sẽ cấm bán các thiết bị khai thác tiền điện tử như Bitcoin trên nền tảng bán buôn toàn cầu của mình. Đồng thời sẽ xóa hai danh mục sản phẩm “máy khai thác blockchain” và “phụ kiện máy khai thác blockchain” khỏi trang web.
Bài viết trên của GiaiNgo đã giúp bạn tìm hiểu IPO là gì cũng như những thông tin cần biết về hoạt động IPO. Theo dõi GiaiNgo để cập nhật những tin tức thú vị nhé!