HSE đang dần trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống chúng ta. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa nắm bắt được những thông tin về ngành này. Vậy HSE là gì? Hãy cùng GiaiNgo đi tìm câu trả lời ngay qua bài viết sau nhé!
HSE là tên viết tắt của cụm từ “Health – Safety – Environment”, nghĩa là Sức khỏe – An toàn – Môi trường trường. Ngành này hoạt động vì sức khỏe và sự an toàn của người lao động, của cộng đồng, sự phát triển bền vững của môi trường, đảm bảo hoạt động đúng pháp luật cũng như bảo vệ danh tiếng của công ty.
Tùy theo nhiệm vụ, chức năng, công việc mà các doanh nghiệp có những tên gọi khác nhau như: HSE, SHE, HES. Chữ cái nào đứng đầu thì là công việc chính của bộ phận đấy. Tuy nhiên, tất cả đều vì mục đích chung là đảm bảo an toàn, sức khỏe, môi trường trong quá trình làm việc cho người lao động.
Nói đến HSE tức là nói đến những kỹ sư an toàn lao động. Họ có trách nhiệm quan trọng để bảo đảm an toàn và vệ sinh cho môi trường lao động của công ty, doanh nghiệp, cho các hoạt động sản xuất và xây dựng.
Theo C. Stephan, ngành HSE thông thường có hai mục tiêu: một là, phòng ngừa sự cố hoặc tai nạn lao động; hai là, giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi có thể xảy ra trong điều kiện hoạt động bình thường. Kỹ sư HSE là những người đề xuất các giải pháp để tổ chức môi trường lao động an toàn, loại trừ các yếu tố gây nguy hiểm xảy ra các tai nạn lao động, yếu tố độc hại môi trường gây bệnh nghề nghiệp.
Nhân viên HSE chính là những người thiết lập, ban hành và cập nhật các chương trình an toàn công việc cho nhân viên. Với sự phát triển của xã hội ngày nay, nhân viên HSE đóng vai trò vô cùng quan trọng mỗi tổ chức doanh nghiệp. Tất cả dựa trên quy định về sức khỏe, an toàn và bảo vệ môi trường của chính phủ cũng như các tiêu chuẩn của công ty về an toàn tại nơi làm việc.
Ngoài ra, nhân viên HSE còn đào tạo nhân viên trong công ty hiểu hơn về tầm quan trọng của sức khỏe, an toàn và bảo vệ môi trường trong công việc. Việc duy trì môi trường làm việc an toàn, lành mạnh, đồng thời quan tâm đến các vấn đề môi trường xả thải,… là rất cần thiết.
Chứng chỉ HSE là chứng chỉ do Viện Đào tạo Nhân lực và Hợp tác Quốc tế cấp theo form quốc tế. Chứng chỉ có giá trị toàn quốc và sử dụng vô thời hạn, được các tổ chức trong nước và các tổ chức đa quốc gia công nhận.
Học viên theo học khóa HSE sẽ được học trực tiếp từ các giảng viên có từ 10-30 năm kinh nghiệm. Ngoài ra, học viên ở đây còn được học tập và làm việc trong môi trường đa quốc gia nên sẽ chia sẽ kinh nghiệm thực tiễn rất hữu ích.
Hiện nay, mỗi công ty đều có phòng HSE chịu trách nhiệm về công tác bảo vệ môi trường, sức khỏe nghề nghiệp và an toàn lao động cho người tham gia lao động như sau:
Công việc của một kỹ sư an toàn lao động HSE đó là:
Để trở thành nhân viên HSE, chúng ta cần những yếu tố như sau:
Đầu tiên, là phải có kiến thức chuyên ngành
Tuy là ngành này không được đào tạo rộng khắp tại Việt Nam nhưng kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành kỹ sư môi trường và kỹ sư bảo hộ lao động có thể làm được. Bởi họ đã được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng, chỉ cần học hỏi thêm một số kiến thức liên quan khác đều hoàn toàn có khả năng đảm nhận vị trí công việc này.
Đối với từng ngành nghề, thì những kiến thức bảo hộ này lại khác nhau, vì vậy việc học hỏi là vô cùng quan trọng đối với nhân viên bảo hộ lao động.
Thứ hai, cần nắm vững các kiến thức về các quy định trong tiêu chuẩn quốc tế
Các tiêu chuẩn quốc tế gồm: OHSAS 18001, ISO 9001,ISO 14001, ISO45001. Ngoài ra, nhân viên HSE còn cần đảm bảo các tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn lao động.
Bên cạnh đó, cần nắm được những rủi ro trong an toàn lao động của doanh nghiệp để đánh giá được các lỗ hỏng trong hệ thống. Đồng thời, đưa ra các phương án điều chỉnh, khắc phục, các phương pháp đánh giá tác động môi trường, đánh giá rủi ro,…
Thứ ba, phải có kỹ năng phân tích nguyên nhân sự cố, tai nạn
Điều quan trọng là mỗi nhân viên HSE phải có khả năng quan sát nhạy bén, tư duy và nhìn nhận các vấn đề rủi ro thật chính xác và nhanh chóng. Để từ đó, đưa ra biện pháp giải quyết tức thì; đồng thời đánh giá tính hiệu quả của biện pháp đó để áp dụng phòng ngừa, giải quyết trong tương lai.
Thứ tư, cần hiểu rõ các kiến thức pháp luật
Nắm rõ kiến thức pháp luật liên quan đến người lao động; những vấn đề về sức khỏe, quyền lợi và trách nhiệm người lao động về an toàn lao động, tai nạn lao động, những quy định về môi trường,…
Cuối cùng, cần có kỹ năng đào tạo chuyên môn
Để đảm bảo an toàn sức khỏe và môi trường lao động, nhân viên HSE phải hướng dẫn, đào tạo người lao động hiểu và tuân thủ các biện pháp phòng tránh và an toàn lao động. Có kỹ năng đào tạo, quá trình truyền đạt của bạn sẽ trôi chảy và hiệu quả hơn.
Một số vị trí bạn có thể làm việc như:
Ở Việt Nam hiện nay, ngành HSE còn khá mới mẻ. Hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam thuộc dạng vừa và nhỏ. Theo quy định của Bộ lao động thương binh xã hội, Bộ Y tế yêu cầu phải có kỹ sư bảo hộ lao động.
Các chính sách về an toàn lao động đang ngày càng được thắt chặt hơn để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Bởi vậy, sự có mặt của các kỹ sư HSE là vô cùng cần thiết và không thể thiếu được trong sự phát triển an toàn của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, lĩnh vực đào tạo HSE chủ yếu là từ các sinh viên tốt nghiệp kỹ sư Môi trường và kỹ sư Bảo hộ lao động đã có sẵn kiến thức nền được đào tạo thêm các kiến thức liên quan. Phải mất một thời gian dài sau này mới có thể đáp ứng được nguồn nhân lực cần thiết trong lĩnh vực HSE.
Chính vì thế, các chuyên ngành HSE nên được đầu tư và quan tâm nhiều hơn. Nhằm mở ra hướng đi và cơ hội việc trong tương lai, thu hút nguồn nhân lực trẻ. Đặc biệt là được làm việc ở các công ty lớn, các công ty đa quốc gia với môi trường làm việc thân thiện và mức lương khá hấp dẫn.
Hy vọng những thông tin trên giúp mọi người có thể hiểu được HSE là gì và tầm quan trọng của an toàn lao động. Hãy cùng theo dõi GiaiNgo để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!