Học Viện Hàng Không có lẽ là ngôi trường mà rất nhiều bạn thắc mắc về các ngành học và học phí nhất. Vậy học phí Học Viện Hàng Không qua các năm là bao nhiêu? Cùng với đó là những thông tin liên quan đến ngôi trường thuộc top đầu đồng phục đẹp nhất.
Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu về ngôi trường thú vị này nhé!
Học phí Học Viện Hàng Không năm 2021 – 2022 theo hệ chính quy được dự kiến với các ngành như sau:
Nhìn chung học phí Học viện Hàng Không Việt Nam có mức chi phí khá hợp lý. Mức học phí trung bình khoảng từ 15 – 20 triệu đồng cho một năm học.
Ngành học có học phí cao nhất là quản lý hoạt động bay với chi phí là 21 triệu cho một học kỳ và hơn 96 triệu cho 4,5 năm học tập. Ngành có học phí thấp nhất là ngành quản trị kinh doanh với gần 14 triệu một học kỳ và hơn 55 triệu cho 4 năm đại học.
Học phí Học Viện Hàng Không năm 2020 – 2021 theo các ngành hệ chính quy như sau:
So với mặt bằng chung, học phí Học Viện Hàng Không khá rẻ đối với những trường công khác. Ngành học có học phí thấp nhất là ngành quản trị kinh doanh với 4 năm học.
Ba ngành còn lại thì có mức học phí ngang bằng nhau.
Học phí Học Viện Hàng Không năm 2019 – 2020 theo các ngành hệ chính quy như sau:
Học phí Học Viện Hàng Không năm 2018 – 2019 theo các ngành hệ chính quy như sau:
Học phí Học Viện Hàng Không qua các năm vẫn có sự tăng nhẹ. Tuy nhiên, mức độ tăng học phí thông thường sẽ không vượt quá 10%.
Học phí Học Viện Hàng Không năm 2016 – 2017 theo các ngành hệ chính quy như sau:
Thời gian tuyển sinh của Học Viện Hàng Không sẽ trùng với thời gian quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngoài ra, hồ sơ xét tuyển cũng phải được thí sinh cung cấp một cách đầy đủ theo quy định của Bộ.
Học Viện Hàng Không sẽ tuyển sinh các thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông.
Phạm vi tuyển sinh sẽ được diễn ra trong cả nước. Ngoài ra, học viện còn liên kết với các trường đại học ở các nước trong khu vực để đào tạo các bạn du học sinh.
Sinh viên người nước ngoài học tập tại Học Viện Hàng Không đa số là các bạn đến từ Campuchia và Lào.
Phương thức tuyển sinh của Học Viện Hàng Không sẽ dựa trên những phương thức sau:
Xem thêm: Học phí Đại học Văn Lang là bao nhiêu? Cập nhật mới nhất Học phí Đại học Kinh Tế Quốc Dân là bao nhiêu? Có đắt hay không? Thông tin mới nhất
Xem thêm:
Học viện Hàng Không nằm ở thành phố Hồ Chí Minh. Học viện Hàng Không thành lập vào ngày 17-7-2006 theo quyết định số 168/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Học viện Hàng Không Việt Nam tuyển sinh trên cả nước với các cấp đào tạo là Đại học chính quy, cao đẳng, sơ cấp nghề, đại học vừa học vừa làm, theo tiêu chuẩn IATA và sau đại học.
Học viện Hàng Không là nơi chuyên đào tạo các ngành hàng không hàng đầu tại Việt Nam. Học viện được trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam và là cơ sở đào tạo bậc đại học hàng không duy nhất tại Việt Nam.
Học viện Hàng Không có cơ sở hạ tầng hiện đại và cơ sở thực hành xác thực và uy tín giúp cho việc học tập của các sinh viên tiện nghi và tốt hơn. Đây là một ngôi trường hàng đầu tại Việt Nam về đào tạo và giảng dạy chuyên sâu về cho mọi lĩnh vực trong ngành hàng không dân dụng.
Ngoài ra, trường còn có đội ngũ cán bộ giảng viên chuyên nghiệp và có kinh nghiệm chuyên sâu. Các giảng viên tại trường hầu hết là những cán bộ từng làm việc lâu năm trong ngành Hàng Không.
Học viện Hàng Không có hai cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh và 1 cơ sở tại tỉnh Khánh Hòa.
Hiện nay Học viện Hàng Không có các ngành học được đào tạo theo hệ chính quy là:
Sinh viên học ngành quản trị kinh doanh trong 2 năm đầu sẽ được học các môn học tổng quan về ngành hàng không. Cùng với đó là những môn học liên quan đến kinh tế giống với chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở các trường đại học khác.
Đến cuối năm 2, sinh viên sẽ được chọn chuyên ngành mà mình muốn theo đuổi để được tìm hiểu sâu hơn về ngành hàng không. Ngành quản trị kinh doanh được chia làm các chuyên ngành nhỏ như sau:
Quản trị kinh doanh Cảng hàng không
Chuyên ngành này cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kĩ năng trong vấn đề thiết lập, tổ chức kế hoạch quản lý, khai thác liên quan đến cảng hàng không và sân bay.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc được ở các cảng hàng không quốc nội và quốc tế. Ngoài ra, sinh viên còn có thể làm tại những xưởng sửa chữa máy bay, xí nghiệp phục vụ mặt đất hoặc có thể làm việc ở nhiều đơn vị khác trong cũng như ngoài ngành hàng không.
Quản trị kinh doanh Vận tải hàng không
Chuyên ngành cung cấp cho sinh viên các kiến thức về nền tảng kinh tế nói chung và kinh tế vận tải hàng không nói riêng. Các bạn có thể vận dụng vào các hoạt động tổ chức khai thác các hãng hàng không, khai thác cảng hàng không sân bay, khai thác mặt đất,….
Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm việc tại các hãng hàng không trong nước và quốc tế, cảng hàng không, sân bay. Ngoài ra có thể làm tại các cơ quan quản lý nhà nước về Hàng không dân dụng; Các ngành có liên quan tới hàng không,…
Quản trị kinh doanh tổng hợp
Đây là chuyên ngành khá rộng. Chuyên ngành này cung cấp cho các bạn sinh viên các kiến thức và kĩ năng liên quan đến ngành hàng không và các ngành kinh doanh.
Tốt nghiệp chuyên ngành này, các bạn có thể làm việc tại các hãng hàng không, cảng hàng không và toàn bộ các ngành liên quan đến hàng không.
Ngoài ra, bạn cũng có thể làm tại các công ty ngoài ngành hàng không.
Quản trị kinh doanh du lịch
Quản trị kinh doanh du lịch cung cấp các kiến thức và kĩ năng liên quan đến du lịch và vận tải hàng không.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các khách sạn, nhà hàng, các công ty du lịch lữ hành, các bộ phận liên quan tới khách hàng của các hãng hàng không.
Ngành quản lý hoạt động bay đào tạo sinh viên có thể quản lý, điều hành hoạt động bay dân dụng. Với mục đích là đảm bảo an toàn, điều hòa cho việc cất và hạ cánh và trong quá trình di chuyển trên không của các chuyến bay.
Ngoài ra, quản lý hoạt động bay còn dạy các bạn giám sát trung tâm bay theo các phương pháp và chính sách đã ban hành, đưa ra những chỉ dẫn cần thiết cho việc cất cánh và hạ cánh. Sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ trở thành kỹ sư chuyên ngành Quản lý hoạt động bay.
Các vị trí mà sinh viên có thể ứng tuyển là kiểm soát không lưu, thủ tục bay, kế hoạch bay, thông báo bay của Trung tâm Quản lý bay, các hãng hàng không, các cảng hàng không, sân bay, các cơ quan quản lý nhà nước về hàng không dân dụng.
Chuyên ngành đào tạo khả năng thích ứng với sự thay đổi của công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông; đáp ứng yêu cầu của các cơ quan và các công ty trong lĩnh vực điện tử truyền thông và hàng không.
Bạn sẽ tốt nghiệp với vai trò là kỹ sư công nghệ – kỹ thuật có khả năng quản lý, bảo trì, khai thác, sữa chữa các thiết bị điện tử, viễn thông trong và ngoài ngành hàng không; Có trình độ và năng lực làm việc tại Trung tâm Quản lý bay, các cảng hàng không, sân bay và các trung tâm, cơ sở điện tử truyền thông.
Ngành kỹ thuật Hàng không đào tạo về kỹ thuật như lắp ráp, sửa chữa tàu bay, điều hướng tàu bay và công nghệ định vị. Đây là ngành có chỉ tiêu đầu vào điểm sàn thấp nhất của các ngành, tuy nhiên điểm đầu vào và yêu cầu của ngành lại thuộc điểm cao nhất của Học viện.
Ngoài 4 ngành chính thì gần đây Học viện Hàng Không Việt Nam đã thêm vào chương trình giảng dạy 3 ngành nữa đó là ngành Ngôn ngữ Anh, Công nghệ thông tin và ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.
Ngoài việc đào tạo các ngành thuộc hệ chính quy thì Học viện Hàng Không còn đào tạo các hệ cao đẳng và trung cấp
Các ngành hệ cao đẳng
Các ngành học thuộc hệ cao đẳng bao gồm các ngành như:
Các ngành hệ trung cấp
Các ngành học thuộc hệ trung cấp đang được đào tạo tại Học viện Hàng Không bao gồm các ngành sau:
Học viện Hàng Không Việt Nam không yêu cầu chiều cao khi tham gia học tập tại trường.
Đây có lẽ là vấn đề mà khá nhiều bạn lo lắng và quan tâm đúng không nào? Nhiều bạn vẫn suy nghĩ rằng Học viện Hàng Không sẽ đào tạo các ngành nghề như phi công, tiếp viên hàng không.
Tuy nhiên, việc đào tạo phi công và tiếp viên hàng không thông thường sẽ được đào tạo bởi các hãng hàng không. Ví dụ như khi bạn muốn trở thành tiếp viên hàng không hay phi công thuộc hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines thì bạn sẽ phải nộp hồ sơ xét tuyển tại Trung tâm Huấn luyện bay thuộc VietNam Airlines.
Nếu bạn muốn trở thành tiếp viên hoặc phi công của hãng hàng không Vietjet Air thì bạn sẽ được đào tạo tại cơ sở của Vietjet Air.
Như các bạn đã thấy các ngành học chính quy mà Học viện Hàng Không đào tạo chỉ liên quan đến những vấn đề chuyên môn trong ngành như quản lý Cảng, quản lý hoạt động bay hay sửa chữa bảo dưỡng tàu bay. Vì vậy, hãy yên tâm về vấn đề chiều cao bạn nhé!
Đây là câu hỏi khá khó để trả lời một cách chính xác. Bởi vấn đề xin việc dễ hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau.
Tuy nhiên, với mức độ phát triển về du lịch và nhu cầu đi lại bằng đường hàng không lớn như hiện nay thì lượng lao động cần trong ngành hàng không là rất lớn.
Với các ngành đào tạo độc quyền như kiểm soát không lưu, nhân viên thủ tục bay, nhân viên an ninh, quản lý cảng hàng không sân bay thì tiềm năng xin được việc khá là lớn.
Để có thể được làm việc trong ngành hàng không thì ngay từ khi bắt đầu ngồi ở ghế nhà trường thì bạn cần phải đầu tư đầy đủ cho bản thân về kiến thức cũng như là kỹ năng. Ngoài ra là trình độ giao tiếp và khả năng ứng xử khi phỏng vấn nữa nhé!
Một số ngành tuyển sinh tại Học viện Hàng không: Quản lý hoạt động bay, quản trị kinh doanh, ngôn ngữ Anh, kinh tế vận tải, quản trị du lịch và lữ hành, quản trị nhân lực, công nghệ thông tin,...
Học viện Hàng không Việt Nam thuộc trường công lập. Trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước CHXHCN Việt nam.
Học viện Hàng không học phí luôn là mối quan tâm của nhiều người. Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Học phí Học viện Hàng Không và những vấn đề mà bạn thắc mắc về việc học tập tại trường. Hy vọng bài viết này đã giải bày được mọi thắc mắc của bạn. Theo dõi GiaiNgo mỗi ngày để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!