Có thể nói, Hiến pháp là nhân tố bảo đảm sự ổn định chính trị, xã hội và chủ quyền của quốc gia; thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ. Vậy cụ thể hơn, Hiến pháp là gì? Hãy cập nhật cũng GiaiNgo nhé!
Hiến pháp là hệ thống cao nhất của pháp luật quy định những nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập thủ tục, quyền hạn, trách nhiệm của một chính quyền. Vậy khi thắc mắc Hiến pháp là gì, ta có thể hiểu rằng Hiến pháp cũng bảo đảm các quyền nhất định của nhân dân.
Từ Hiến pháp bên cạnh việc được hiểu như hiến pháp chính quyền còn có một số nghĩa khác; mang tính chất rộng hơn như là hiến chương, luật lệ, nguyên tắc giữa các tổ chức chính trị.
Kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, nước ta đã có 05 bản Hiến pháp, đó là:
Các bản Hiến pháp này đều ra đời trong những bối cảnh và ở những thời điểm lịch sử nhất định. Đó nhằm thể chế hóa đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho mỗi giai đoạn phát triển của đất nước.
Hiến pháp nước ta được ban hành lần đầu tiên vào năm 1946. Trước năm 1945, Việt Nam không có hiến pháp. Từ sau khi thành lập nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, lịch sử Việt Nam ghi nhận năm bản Hiến pháp đã được ra đời chính là năm 1946.
Hiến pháp có bốn đặc trưng cơ bản có thể kể đến như:
Đây là nền tảng, cơ sở để xây dựng và phát triển toàn bộ hệ thống pháp luật quốc gia. Tất cả điều luật cũng như văn bản quy phạm pháp luật khác dù trực tiếp hay gián tiếp đều phải căn cứ vào hiến pháp để ban hành.
Đây chính là luật quy định các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước. Hiến pháp bao gồm các điều luật nhằm xác định cách thức tổ chức; xác lập các mối quan hệ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Bên cạnh đó, Hiến pháp còn quy định cấu trúc các đơn vị hành chính lãnh thổ và cách thức tổ chức chính quyền địa phương.
Có nhiều người khi đề cập Hiến pháp là gì thường quên đến đặc trưng quan trọng này. Hiến pháp bao gồm các quyền con người và công dân bao giờ cũng là một phần quan trọng của hiến pháp.
Bởi lẽ, Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước nên các quy định về quyền con người và công dân trong hiến pháp là cơ sở pháp lý chủ yếu để nhà nước và xã hội tôn trọng; bảo đảm thực hiện các quyền con người và công dân.
Tất cả các văn bản pháp luật khác không được trái với hiến pháp. Bất kì văn bản pháp luật nào trái với Hiến pháp đều phải bị hủy bỏ.
Một số nội dung chính của Hiến pháp được quy định như sau:
Hiến pháp (sửa đổi) về cơ bản vẫn kế thừa các quy định của Hiến pháp hiện hành; khẳng định bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và là quyền cao quý của công dân. Tuy nhiên, do nội hàm bảo vệ Tổ quốc rộng lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Vì vậy, Hiến pháp (sửa đổi) đã quy định khái quát “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân” tại Điều 64; còn những vấn đề về quốc phòng, an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội thì được quy định tại các điều 65, 66, 67, 68 và trong các nội dung khác của Hiến pháp (sửa đổi).
Hiến pháp (sửa đổi) đã thể hiện một cách khái quát nhất về vị trí, vai trò quan trọng và chức năng cơ bản của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là sự kế thừa các quy định của Hiến pháp năm 1992 đã bổ sung.
Hiến pháp thể hiện rõ hơn vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội.
Hiến pháp tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế nước ta, Hiến pháp (sửa đổi) đã quy định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, khẳng định vai trò của Nhà nước và kinh tế nhà nước trong việc định hướng, điều tiết sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Quy định như vậy không ảnh hưởng đến sự vận hành của nền kinh tế thị trường và vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế khác.
Có thể nói Hiến pháp chính là nền tảng pháp luật hình thành luật pháp cho quốc gia. Bên cạnh đó Hiến pháp còn góp phần tạo lập một nền dân chủ thực sự. Có thể kể đến một vài vai trò của hiến pháp như:
Với những thông tin GiaiNgo đã tổng hợp. Hy vọng bạn đọc sẽ hiểu hơn về Hiến pháp là gì cũng như vai trò vô cùng quan trọng của Hiến pháp. Hẹn gặp bạn trong các bài viết tiếp theo.