GMV là gì? Đây là một trong những thuật ngữ khá quen thuộc trong lĩnh vực thương mại điện tử. Tuy nhiên để hiểu cặn kẽ, chi tiết hơn về GMV mời độc giả theo dõi bài viết dưới đây của GiaiNgo.
GMV là tổng giá trị hàng hóa được bán trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Đây là thuật ngữ liên quan đến tổng khối lượng hàng hóa được sử dụng trong ngành bán lẻ trực tuyến.
GMV là một số liệu được sử dụng phổ biến trong ngành thương mại điện tử. Số liệu này giúp đánh giá về sự tăng trưởng kinh doanh của các công ty. Đây được xem là thước đo tài chính để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau.
GMV là viết tắt của Gross Merchandise Value/Volume, được dịch ra tiếng Việt là tổng giá trị giao dịch. Điều này được hiểu là tổng số tiền hàng hóa bán được trên một nền tảng online. Số tiền này có thể được tổng kết theo ngày, theo tuần, theo tháng, theo quý hoặc năm.
GMV thường sẽ được tính bằng đơn vị tiền tệ USD. GMV được xem là một trong những yếu tố rất quan trọng trong kinh doanh. Bởi nó giúp doanh nghiệp đánh giá và nắm bắt được vấn đề tài chính. Từ đó, đưa ra hướng giải quyết giúp cho doanh nghiệp phát triển tốt hơn.
NMV là doanh thu thuần, cụm từ này là viết tắt của Net Merchandise Value. NMV được hiểu là doanh thu cuối cùng sau khi khách đã nhận hàng và quá thời hạn đổi trả.
Đây là doanh thu thực của doanh nghiệp. Các sàn thương mại điện tử thường dùng NMV để quản lý hiệu quả kinh doanh.
GMV có thể tính được những khoản phí của doanh nghiệp trong một thời gian cụ thể để có thể so sánh với nhau. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp biết được sự tăng trưởng hay giảm đi của mình.
GMV cho biết tổng doanh thu số lượng hàng bán ra chưa trừ các khoản chi phí như quảng cáo, giao hàng, giảm giá,… Chỉ số này có thể tính được tổng khối lượng hàng hóa bán được của từng nhân viên. Ngoài ra, GMV còn thể hiện thước đo doanh thu trong khoảng thời gian nhất định.
GMV có vai trò rất quan trọng trong hoạt động Marketing của các doanh nghiệp thương mại điện tử hiện nay. Thông qua GMV, các doanh nghiệp có thể tính được tổng giá trị về doanh số của mình. Trong đó bao gồm những công đoạn như Marketing cho sản phẩm, giao hàng, giảm giá hay hoàn hàng,…
Chỉ số GMV giúp doanh nghiệp đo lường được sự tăng trưởng theo thời gian nhất định, chẳng hạn như tháng, quý hoặc năm. GMV được tính trước khi doanh nghiệp trừ đi một số khoản chi phí trong quá trình hoạt động.
Sau đây là một số hạn chế của GMV trong Marketing mà GiaiNgo đã tổng hợp được:
Dưới đây là cách tính của GMV, mời bạn đọc tham khảo:
GMV = Giá sản phẩm x Số lượng sản phẩm.
Ví dụ: Một shop bán quần áo online bán được 5 cái quần jean trong ngày, mỗi chiếc có giá 1.5 triệu đồng. Vậy GMV trong ngày của cửa hàng đó là 5 x 1.5 = 7.5 triệu đồng. Số tiền 7.5 triệu đồng này cũng có thể được coi là tổng doanh thu của cửa hàng đó trong một ngày.
Vừa rồi là những thông tin xoay quanh GMV là gì. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc tìm hiểu về lĩnh vực thương mại điện tử. GiaiNgo chúc bạn có một ngày đầu tuần tràn đầy năng lượng.