Gió chướng là gì? Mùa gió chướng tháng mấy và có những tác hại nào?

Gió chướng là một hiện tượng thời tiết khá phổ biến tại các khu vực thuộc Nam Bộ. Chúng đã và đang gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của bà con nơi đây. Vậy, gió chướng là gì? Cùng GiaiNgo tìm hiểu nhé.

Gió chướng là gì

Gió chướng là gì?

Khái niệm gió chướng là gì?

Gió chướng là một trong những từ ngữ địa phương của vùng đồng bằng Nam Bộ, dùng để chỉ hiện tượng gió mùa Đông Bắc và gió tín phong. Sự xâm nhập mặn đột biến được xem là một trong những tác hại lớn nhất của gió chướng gây nên. Chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản và quá trình sinh hoạt của người dân nơi đây.

Gió chướng là gì

Tại sao lại gọi là gió chướng?

Theo từ điển tiếng Việt, “chướng” là từ được dùng để diễn tả những sự việc, sự vật trái với lẽ thường, tạo cảm giác khó chịu cho mọi người xung quanh. Theo đó, gió mùa Đông Bắc mặc dù thổi theo đúng thời vụ nhưng chiều hướng lại đi ngược dòng sông Hậu và sông Tiền. Đồng thời mang đến nhiều tác hại nghiêm trọng đến mùa màng và đời sống của người dân nơi đây. Vì vậy, chúng được gọi với cái tên là gió chướng.

Tại sao lại gọi là gió chướng

Đặc điểm gió chướng là gì?

Mùa gió chướng tháng mấy?

Các nước thuộc khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam hầu hết đều có chung đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mỗi năm thường sẽ xuất hiện hai mua khô và mưa rõ rệt.

Thời gian của hai mùa này thường nối liền nhau và chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Theo đó, mùa gió chướng sẽ trùng với gió mùa Đông Bắc và diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.

Đầu mùa, tỉ lệ gió chướng chỉ chiếm khoảng từ 20% đến 30%. Đến khoảng đầu tháng 2, tỉ lệ này đã đạt đến con số là 73%. Theo đó, khi gió chướng đạt cấp độ từ 5 trở lên thì độ mặn sẽ tăng một cách nghiêm trọng.

Mùa gió chướng tháng mấy

Gió chướng thổi hướng nào?

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, gió chướng có thể thổi theo nhiều hướng khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn sẽ tuân thủ theo nguyên tắc thổi từ hướng Đông đến hướng Đông Nam. Tại Nam Bộ, cụ thể những cơn gió chướng sẽ thổi ngược trên dòng sông Tiền và sông Hậu.

Gió chướng thổi hướng nào

Tổng kết đặc điểm của gió chướng

Từ những phân tích trên có thể nhận thấy rõ rệt những đặc điểm nổi bật của gió chướng như:

  • Khu vực xuất hiện gió chướng phổ biến nhất chính là Nam Bộ.
  • Gió chướng là tên gọi địa phương dùng để chỉ gió mùa Đông Bắc, gió tín phong.
  • Gió chướng thường sẽ kéo dài trong khoảng thời gian 6 tháng, có thể chia thành nhiều đợt khác nhau.
  • Tốc độ di chuyển của gió chướng đạt mức trung bình từ 6 đến 7m/s, thậm chí có lúc lên đến 11 đến 17m/s.
  • Cấp độ gió chướng có tỉ lệ thuận với độ mặn của khu vực.

đặc điểm của gió chướng

Tác hại của gió chướng

Đối với những người dân thuộc khu vực Nam Bộ, đặc biệt là vùng gần ven biển có nuôi trồng thủy sản hay sản xuất nông sản, gió chướng gây nên rất nhiều tác động tiêu cực. Theo đó, chúng thổi theo hướng ngược dòng sông Tiền và sông Hậu, nếu gặp cùng lúc thủy triều lên sẽ dồn nước vào sâu phía bên trong. Qua đó mang theo nước mặn vào ruộng vườn và hình thành nên hiện tượng ngập mặn. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến năng suất mùa màng.

Ngoài ra, gió chướng còn tạo nên những đợt sóng to, hình thành biển động gây nên trở ngại rất lớn cho tàu bè đi lại. Hoạt động mua bán hay đánh bắt thủy sản gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của người dân.

Tác hại của gió chướng

Trên đây là một số thông tin có liên quan đến hiện tượng gió chướng tại khu vực Nam Bộ. GiaiNgo hy vọng quý bạn đọc sẽ có góc nhìn chính xác về hiện tượng này, đồng thời giải thích được thắc mắc gió chướng là gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, đừng quên để lại ý kiến tại phần bình luận nhé.