Đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là gì?

Trong chương trình Địa lý 9 Bài 6 có đề cập vấn đề “Đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là gì?”. Mời quý bạn đọc cùng GiaiNgo tìm hiểu lời giải đáp chi tiết và chính xác nhất trong bài viết dưới đây.

Đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là gì?

Để có thể giải đáp được vấn đề đặc trưng của nền kinh tế nước ta là gì cần làm rõ hai vấn đề cơ bản là đặc trưng nền kinh tế nước ta trước thời kỳ đổi mới và trong thời kỳ đổi mới.

Đặc điểm nền kinh tế trước thời kỳ đổi mới

Tính đến thời điểm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn và thời kỳ đổi mới khác nhau. Cách mạng tháng 8 vào năm 1945 đã giúp đất nước được độc lập, nhân dân được tự do. Tuy nhiên, sau đó là 9 năm liên tiếp để chiến đấu chống lại thực dân Pháp.

Trước thực trạng trên, đất nước ta đã bị chia cắt từ năm 1945 đến ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam vào năm 1975. Trong khoảng thời gian trên, miền Bắc phải thực hiện nhiều biện pháp để chống lại chiến tranh phá hoại từ Mỹ. Song song với đó chính là quá trình xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa và thực hiện chi viện cho miền Nam.

Nền kinh tế nước ta hầu như chỉ tập trung phát triển kinh tế tại những thành phố lớn như Sài Gòn hay Đà Nẵng. Mục đích chính của việc phát triển đó chính là thực hiện sản xuất phục vụ cho chiến tranh.

Sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước đã được thống nhất và tiến hành đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng cuối thập thế kỷ XX đã khiến nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, tình trạng bị lạm phát gia tăng.

Đặc điểm nền kinh tế trước thời kỳ đổi mới

Nền kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới

Bước vào năm 1986, nền kinh tế nước ta dần có những bước tiến triển tích cực, tình trạng khủng hoảng từng bước được củng cố và phát triển.

Quá trình chuyển đổi nền kinh tế mới được thể hiện rõ nét trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chúng được thể hiện rõ nét ở ba mặt là chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế.

  • Chuyển dịch cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng tại khu vực kinh tế nông lâm ngư nghiệp; tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng. Khu vực dịch vụ được nhận xét là có tỉ trọng cao nhưng còn nhiều biến động, chưa thật sự ổn định.
  • Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: hình thành những vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ chuyên phát triển công nghiệp và dịch vụ. Từ đó hình thành nên vùng kinh tế trọng điểm.
  • Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: chuyển dịch từ nền kinh tế Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế có nhiều thành phần.

Ngoài quá trình chuyển dịch nêu trên, nền kinh tế nước ra đã hình thành nên ba vùng trọng điểm bao gồm đồng bằng Bắc Bộ, miền Trung và kinh tế trọng điểm phía Nam.

Biểu hiện nền kinh tế nước ta thời kỳ đổi mới

Kết luận: Đặc trưng của quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta là gì?

Từ những phân tích nêu trên có thể nhận thấy được đặc trưng rõ nét của quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta chính là chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nét đặc trưng này được thể hiện rõ nét qua việc chuyển dịch cơ cấu ngành, chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ.

Đặc trưng của quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta là gì

Thành tựu và thách thức của nước ta trong quá trình đổi mới nền kinh tế

Trong quá trình chuyển dịch nền kinh tế, nước ta đã gặt hái được rất nhiều những thành tựu khác nhau, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển sau này. Tuy nhiên, song song với thực trạng này là rất nhiều những thách thức và khó khăn tồn đọng.

Quá trình phát triển kinh tế mang lại những thành tựu như sau:

  • Nền kinh tế bắt đầu có những chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng.
  • Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng hiện đại hóa.
  • Mở ra cơ hội hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

Bên cạnh những thành tựu nêu trên, kinh tế nước ta thời kỳ đổi mới đang tồn đọng những thách thức như sau:

  • Sự phân hóa giữa giàu và nghèo vẫn còn thể hiện rõ nét giữa các vùng miền.
  • Tình trạng thất nghiệp vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi, vấn đề việc làm trở thành gánh nặng với nhiều người.

Thành tựu và thách thức của nước ta trong quá trình đổi mới nền kinh tế

Một số bài tập có liên quan đến quá trình đổi mới nền kinh tế

Bài 1: Đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là

A. Tăng quyền quản lý thị trường của nhà nước

B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

C. Nền kinh tế nhiều thành phần bị thu hẹp

D. Mở rộng nền kinh tế đối ngoại

Đáp án: B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bài 2: Kết quả của công cuộc Đổi mới đã tác động như thế nào đến nền kinh tế nước ta?

A. Nền kinh tế phát triển chậm, thiếu ổn định, lạm phát gia tăng

B. Thu hút đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho người lao động

C. Phụ thuộc chặt ché vào nước ngoài, lạm phát gia tăng

D. Thoát khỏi khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển

Đáp án: D. Thoát khỏi khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển

Bài 3: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta?

A. Chuyển dịch cơ cấu ngành

B. Chuyển dịch cơ cấu thành phần

C. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ

D. Chuyển dịch cơ cấu theo tuổi

Đáp án: D. Chuyển dịch cơ cấu theo tuổi

Bài 4: Nét đặc trưng của công cuộc Đổi mới ở nước ta là:

A. Hiện đại hóa kinh tế

B. Đa dạng hóa sản phẩm

C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

D. Mở rộng hợp tác quốc tế

Đáp án: C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bài 5: Sau đổi mới, cơ cấu ngành kinh tế nước ta có sự chuyển dịch theo hướng

A. Tăng nhanh tỉ trọng khu vực dịch vụ

B. Giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng

C. Giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp

D. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao va có xu hướng giảm

Đáp án: C. Giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp

Bài tập trắc nghiệm sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

Hy vọng với những thông tin GiaiNgo vừa chia sẻ, quý bạn đọc sẽ giải đáp được thắc mắc “Đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là gì?“. Đừng quên nhấn share để bài viết này đến với được nhiều độc giả hơn nhé.