Đặc trưng của đất thổ nhưỡng là gì? Địa lý lớp 6

Trong bài tập môn Địa lý 6 chủ đề các nhân tố hình thành đất đã đề cập đến vấn đề đặc trưng của đất thổ nhưỡng là gì. Để tìm hiểu được đáp án chi tiết và chính xác nhất, mời quý bạn đọc cùng theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây của GiaiNgo.

Đặc trưng của đất thổ nhưỡng là gì?

Câu hỏi trắc nghiệm

Thổ nhưỡng là gì?

A. Lớp vật chất vụn bở trên bề mặt lục địa, được hình thành từ quá trình phong hóa đá

B. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì

C. Lớp vật chất vụn bở, trên đó con người tiến hành các hoạt động trồng trọt

D. Lớp vật chất tự nhiên, được con người cải tạo và đưa vào sản xuất nông nghiệp

Đáp án: B. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì

Giải thích: thổ nhưỡng được biết đến là một lớp vật chất tơi xốp nằm phía bên trên của bề mặt lục địa, mang đặc trưng bởi độ phì của đất và có chứa hai thành phần chính là chất khoáng và chất hữu cơ. Độ phì của đất ở đây được hiểu chính là khả năng cung cấp nhiệt, khí, nước và các dưỡng chất cần thiết cho quá trình sinh trưởng, phát triển.

Câu hỏi tự luận

Đất thổ nhưỡng là gì và đặc trưng của đất thổ nhưỡng là hai vấn đề được đề cập trong chương trình Sinh học 9. Tùy vào góc nhìn và quan điểm của mỗi người để có thể đưa đến kết luận cuối cùng. Tuy nhiên có thể hiểu đơn giản, đất thổ nhưỡng chính là cụm từ chỉ loại đất mềm, xốp, giàu chất dinh dưỡng và tạo được điều kiện thuận lợi cho thực vật phát triển.

Từ khái niệm trên có thể thấy đất thổ nhưỡng sẽ mang những đặc trưng cơ bản như sau:

  • Loại đất này phải có khả năng cung cấp đủ nước, nhiệt độ và không khí.
  • Cung cấp cơ bản và đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu cho thực vật.
  • Thổ nhưỡng phải chứa hai thành phần đặc trưng là chất khoáng và chất hữu cơ.
    • Chất khoáng: chiếm phần lớn diện tích của đất trồng, bao gồm những hạt khoáng có màu sắc và kích thước không đồng đều nhau.
    • Chất hữu cơ: chiếm một tỉ trọng tương đối nhỏ, tồn tại ở phần trên cùng của những lớp đất có màu đen hoặc xám đen.

Đặc trưng của đất thổ nhưỡng là gì

Những yếu tố hình thành nên đất thổ nhưỡng

Đất thổ nhưỡng được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên phần lớn sẽ xuất phát từ một số yếu tố được đề cập dưới đây.

  • Đá mẹ: chúng có vai trò chính là cung cấp hỗn hợp các chất vô cơ cho bề mặt đất. Vì vậy, đây được xem là nguyên nhân chính tác động nên thành phần cơ giới, khoáng vật của đất cũng như các tính chất lý – hóa.
  • Sinh vật: sinh vật được xem là yếu tố đóng vai trò chủ đạo, quyết định đến quá trình hình thành đất. Hệ sinh vật càng đa dạng và chất lượng thì độ phì sẽ càng được ổn định.
  • Địa hình và thời gian: địa hình sẽ có tác động đến tốc độ hình thành đất cũng như bề dày của đất. Ngoài ra, chúng còn gây nên những ảnh hưởng trực tiếp đến việc tạo ra các vành đai đất khác nhau. Trong khi đó, thời gian sẽ ảnh hưởng đến khả năng và cường độ tác động đến nhân tố hình thành và tính chất triệt để.
  • Con người: thông qua quá trình sinh hoạt và sản xuất của con người, đất đã dần biến đổi tính chất so với nguyên sơ ban đầu. Vì vậy, nên có cách sử dụng phù hợp để tránh tình trạng khai thác triệt để thổ nhưỡng có trong đất.

Những yếu tố hình thành nên đất thổ nhưỡng

Vai trò của đất thổ nhưỡng

Đất thổ nhưỡng là một trong những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh sống và sản xuất của con người. Đây là nơi cư trú và duy trì mọi hoạt động liên quan đến vấn đề sản xuất và đời sống của loài người. Cụ thể như sau:

  • Cung cấp nguồn đất chất lượng để con người có thể tiến hành quy trình canh tác các loại cây lương thực, thực phẩm, trồng rừng,…
  • Mặt đất chính là nơi được sử dụng để thực hiện xây dựng những cơ sở sản xuất, nhà máy hoặc các công trình kỹ thuật, cơ sở hạ tầng,…

Vai trò của đất thổ nhưỡng

Một số bài tập có liên quan đến đất thổ nhưỡng

Câu 1: Hai thành phần chính của lớp đất là:

A. Hữu cơ và nước

B. Nước và không khí

C. Cơ giới và không khí

D. Khoáng và hữu cơ

Đáp án: D. Khoáng và hữu cơ

Câu 2: Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là:

A. Sinh vật

B. Đá mẹ

C. Khoáng

D. Địa hình

Đáp án: B. Đá mẹ

Câu 3: Thành phần khoáng của lớp đất có đặc điểm là:

A. Chiếm 1 tỉ lệ nhỏ trong đất

B. Gồm những hạt có màu sắc loang lổvà kích thước to nhỏ khác nhau

C. Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng là sinh vật

D. Tồn tại trên cùng của lớp đất đá

Đáp án: B. Gồm những hạt có màu sắc loang lổvà kích thước to nhỏ khác nhau

Câu 4: Đặc điểm nào không đúng với thành phần hữu cơ trong đất

A. Chiếm 1 tỉ lệ nhỏ trong lớp đất

B. Có màu xám thẫm hoặc đen

C. Tồn tại chủ yếu ở lớp trên cùng của đất

D. Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ

Đáp án: D. Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ

Câu 5: Những loại đất hình thành trên đá mẹ granit thường có:

A. Màu nâu, hoặc đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng

B. Màu xám thẫm độ phì cao

C. Màu xám, chua, nhiều cát

D. Màu đen, hoặc nâu, ít cát, nhiều phù sa

Đáp án: C. Màu xám, chua, nhiều cát

Câu 6: Trong sản xuất nông nghiệp, loại đất dùng để trồng cây công nghiệp lâu năm:

A. Đất cát pha

B. Đất xám

C. Đất phù sa bồi đắp

D. Đất đỏ bazan

Đáp án: D. Đất đỏ bazan

Câu 7: Trong sản xuất nông nghiệp, loại đất tốt nhất dùng để trồng cây lúa là:

A. Đất cát pha

B. Đất xám

C. Đất phù sa bồi đắp

D. Đất đỏ bazan

Đáp án: C. Đất phù sa bồi đắp

Một số bài tập có liên quan đến đất thổ nhưỡng

Hy vọng với bài viết này, quý bạn đọc sẽ có được lời giải đáp chính xác và chi tiết nhất để giải đáp thắc mắc đặc trưng của đất thổ nhưỡng là gì. Nếu yêu thích bài viết này, đừng quên ủng hộ GiaiNgo bằng cách nhấn like & share bài viết nhé.