Mâm cúng rằm tháng Giêng mang ý nghĩa tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết đối với cội nguồn tổ tiên. Trong bài viết này, GiaiNgo mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu vấn đề cúng rằm tháng Giêng cần những gì. Đừng bỏ lỡ nhé.
Cùng vào ngày rằm tháng Giêng được xem là trong những phong tục tập quán không thể thiếu của người dân Việt Nam. Tuy nhiên có không ít chị em cảm thấy lúng túng trong việc chuẩn bị các lễ vật cần thiết. Tham khảo ngay mâm cúng rằm tháng Giêng được đề cập dưới đây nhé.
Thông thường mâm cúng ngày rằm tháng Giêng sẽ có sự khác biệt nhất định giữa các vùng miền. Ngoài ra chúng còn phụ thuộc vào quan niệm tâm linh và điều kiện tài chính của mỗi gia đình.
Mâm cúng chay bên cạnh việc dâng lên bàn thờ Phật còn có thể áp dụng để thờ cúng ông bà tổ tiên. Theo đó chúng thường sẽ bao gồm các lễ vật như sau:
Đối với mâm cúng chay, bạn có thể linh hoạt chế biến nhiều món khác nhau dựa trên sự khéo léo của bản thân. Tuy nhiên cần phải đảm bảo sự linh hoạt, hài hòa.
Theo đó, bạn có thể tham khảo các màu sắc đại diện cho mối quan hệ ngũ hành là đỏ (Hỏa), xanh (Mộc), trắng (Thủy), đen (Thổ) và vàng (Kim) để chiến thức ăn. Đây được xem như một nghi thức cầu mong sự phước lành, vạn vật được hài hòa, như ý muốn.
Một lưu ý đặc biệt khi làm mâm cúng chay rằm tháng Giêng đó chính là nên sử dụng bát chén và nồi nấu riêng biệt. Ngoài ra cần tránh tuyệt đối việc nêm nếm những loại gia vị cần kiêng kỵ như hành, tỏi, hẹ, củ kiệu, nước mắm,…
Mâm cúng mặn rằm tháng Giêng thường sẽ không có quá nhiều quy định khắt khe. Theo đó, tùy vào điều kiện kinh tế gia đình và phong tục địa phương để có thể chuẩn bị đầy đủ những lễ vật cần thiết. Đặc biệt, cần đảm bảo sự kỹ lưỡng và chu toàn để thể hiện được tấm lòng gia chủ với ơn trên.
Tuy nhiên, hiện tại vẫn có không ít người chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Giêng với những quan điểm, ý nghĩa riêng biệt. Ví dụ như bánh chưng đại diện cho sự phát triển, dưa hành đại diện cho cực dương, thịt lợn đại diện cho cực âm,…
Thông thường một mâm cúng mặn rằm tháng Giêng sẽ bao gồm các lễ vật như sau:
Bên cạnh việc chuẩn bị mâm cỗ đầy đủ các lễ vật cần thiết, gia chủ khi tiến hành cúng kính cần phải đảm bảo sự tôn nghiêm, văn khấn rõ ràng và thể hiện được tấm lòng thành.
Nam mô A Di Đà Phật. (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần. Con kính lạy ngài bản cảnh Thành hoàng, ngài bản xứ Thổ địa, ngài bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần. Con kính lạy Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, thúc bá đệ huynh, cô di, tỷ muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: … Ngụ tại: …
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm …, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).
Khấn xong, vái 3 vái.
Để mâm cúng ngày rằm tháng Giêng thêm phần trang nghiêm, nên lưu ý một số vấn đề như sau:
Hy vọng với bài viết này, quý bạn đọc sẽ giải đáp được thắc mắc cúng rằm tháng Giêng cần những gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, đừng quên để lại ý kiến tại phần bình luận để GiaiNgo kịp thời cập nhật và thông tin đến bạn đọc nhé.