Cử nhân và kỹ sư khác nhau như thế nào? Hãy phân biệt

Lựa chọn nguyện vọng học đại học là quyết định rất quan trọng đối với các bạn học sinh. Đôi khi, các em sẽ phân vân giữa chương trình đào tạo cử nhân và kỹ sư. Vậy cử nhân và kỹ sư khác nhau như thế nào? Cùng GiaiNgo giải đáp nhanh thắc mắc nào trong bài viết dưới đây nhé.

cử nhân và kỹ sư khác nhau như thế nào

Khái niệm về bằng kỹ sư và cử nhân

Bằng cử nhân là gì?

Cử nhân là một học vị dành cho những người đã hoàn thành chương trình đào tạo và tốt nghiệp đại học. Với mỗi trường đại học, mỗi quốc gia sẽ có những quy định riêng về việc cấp bằng cử nhân. Thời gian này thường là bốn năm hoặc hơn. Họ được học những kiến thức trên lớp, cũng phải làm bài kiểm và thi hết môn, thi tốt nghiệp.

Theo đó, bằng cử nhân là một loại bằng nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân và sẽ được cấp sau khi sinh viên hoàn thành chương trình học và đáp ứng được đầy đủ các điều kiện tốt nghiệp.

Ngoài ra, để nhận được bằng cử nhân, bên cạnh việc hoàn thành chương trình học, ở mỗi trường đại học khác nhau sẽ có kèm theo các quy định riêng biệt. Ví dụ như chứng chỉ tiếng Anh, bằng Tin học,…

Bằng cử nhân là gì

Bằng kỹ sư là gì?

Kỹ sư là những người thực hành kỹ thuật, phát minh ra thiết kế, sáng chế; phân tích, xây dựng và thử nghiệm các máy móc, hệ thống, cấu trúc và vật liệu,… Mục đích là để hoàn thành các mục tiêu và yêu cầu trong khi xem xét những hạn chế do tính thực tiễn, quy định, an toàn và chi phí.

Xét theo học vị thì kỹ sư là một chức danh chỉ những người được đào tạo bài bản và đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật. Những người này sẽ áp dụng kiến thức, hiểu biết và khả năng sáng tạo của mình vào trong những ngành nghề liên quan.

Qua đó có thể hiểu, bằng kỹ sư là loại bằng tốt nghiệp được cấp cho sinh viên trường kỹ thuật sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Theo đó, sinh viên phải hoàn thành chương trình đào tạo ở bậc đại học và làm đồ án tốt nghiệp. Trước khi làm đồ án, sinh viên phải qua một đợt thực tập hành nghề ở nhà máy, công xưởng hoặc công ty sản xuất.

Cuối cùng sinh viên phải trình lên Hội đồng chấm tốt nghiệp bản đồ án có nội dung phản ánh được kết quả ứng dụng kiến thức học tại trường. Nếu được chấm hoàn thành, sinh viên sẽ đủ điều kiện ra trường và được cấp bằng kỹ sư.

Bằng kỹ sư là gì

Cử nhân và kỹ sư khác nhau như thế nào?

Theo như khái niệm nêu trên, thực tế giữa cử nhân và kỹ sư sẽ có nhiều điểm khác biệt nhau. Cùng tìm hiểu nhé.

Phân loại bằng cấp

Bằng cử nhân hiện nay được phân chia thành các nhóm cơ bản như sau:

  • Bằng BA (Bachelor of Art): loại bằng cấp này sẽ cấp phát cho nhóm sinh viên tập trung vào những ngành học liên quan đến lĩnh vực nhân văn, khoa học xã hội, kinh tế, văn học, truyền thông, ngoại ngữ,…
  • Bằng BS (Bachelor of Science): đây là loại bằng cấp dành cho nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học chuyên sâu như công nghệ, máy tính, toán học, hóa sinh,…
  • Bằng BFA (Bachelor of Fine Arts): nhóm bằng cử nhân này sẽ được cấp cho những sinh viên đang theo học các ngành thiên về nghệ thuật như nhảy, múa, hát, điêu khắc,…

Trong khi đó, bằng kỹ sư không không được phân chia về loại bằng cấp. Tuy nhiên, chúng thường sẽ phổ biến ở những ngành nghề như:

  • Kỹ sư cơ khí
  • Kỹ sư hàng không
  • Kỹ sư xây dựng
  • Kỹ sư hóa học
  • Kỹ sư môi trường

Thời gian đào tạo

Trên thực tế, thời gian đào tạo cử nhân và kỹ sư sẽ không có quá nhiều sự khác biệt. Tuy nhiên, ở những ngành đào tạo kỹ sư chuyên sâu, thời gian sẽ dài hơn so với việc học chương trình cử nhân.

Cử nhân và kỹ sư khác nhau như thế nào

Chương trình đào tạo

Đây được xem là điểm khác biệt nổi bật nhất giữa kỹ sư và cử nhân. Cụ thể, bằng cử nhân sẽ thiên về đào tạo nghiên cứu chương trình học. Trong khi đó, những người học kỹ sư sẽ được đầu tư kiến thức mảng kỹ thuật, thực hành và áp dụng thực tế.

Do đó, những người học bằng kỹ sư sẽ có số tín chỉ nhiều hơn so với bằng cử nhân. Đây chính là nguyên nhân khiến cho thời gian đào tạo có sự chênh lệch nhau.

Cơ hội việc làm

Theo đánh giá của những người có chuyên môn, sinh viên có bằng kỹ sư sau khi ra trường sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn. Nguyên nhân chính xuất phát từ việc họ có nhiều kinh nghiệm hơn trong vấn đề thực hành, áp dụng thực tế.

Tuy nhiên, trên thực tế vấn đề tìm việc sẽ dựa trên nhiều nguyên tắc khác nhau. Do đó, bạn nên tích lũy kiến thức và kinh nghiệm để có thể sở hữu được công việc như ý muốn nhất sau khi tốt nghiệp.

Bậc lương cử nhân và kỹ sư

Hiện tại vẫn chưa có quy định chi tiết về mức lương của bằng cử nhân. Chúng dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau của đơn vị tuyển dụng. Tuy nhiên, có thể thể tham khảo dựa trên mức tối thiểu của vùng như sau:

Vùng Mức lương tối thiểu
Vùng I 4.680.000
Vùng II 4.160.000
Vùng III 3.640.000
Vùng IV 3.250.000

Đối với bằng kỹ sư, nếu tính theo mức lương của nhà nước thì sẽ được tính theo công thức Mức lương = hệ số lương * lương cơ sở. Cụ thể được trình bày chi tiết qua bảng sau:

Trình độ Đại học Trình độ Thạc sĩ Trình độ Tiến sĩ
Kỹ sư hạng III Kỹ sư hạng III Kỹ sư hạng III
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3
Hệ số lương 2.34 Hệ số lương 2.67 Hệ số lương 3.00
Mức lương: 3.486.600 đồng/ tháng Mức lương: 3.978.300 đồng/ tháng Mức lương: 4.470.000 đồng/ tháng

Một số quy định mới về bằng kỹ sư bạn nên biết

Vào năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định với một số quy định mới về việc cấp văn bằng kỹ sư. Theo đó, đối với những ngành đào tạo trình độ kỹ sư chuyên sâu sẽ được xếp vào nhóm cùng bậc với bác sĩ, kiến trúc sư.

Do đó phải hoàn thành khối lượng tín chỉ từ 150 trở lên. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải hơn học hơn bằng cử nhân ít nhất 30 tín chỉ. Điều này sẽ khiến thời gian học tập kéo dài hơn một khoảng nhất định.

quy định mới về bằng kỹ sư

Hy vọng với những thông tin GiaiNgo vừa chia sẻ, quý bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề cử nhân và kỹ sư khác nhau như thế nào. Qua đó sẽ chọn lựa được chương trình phù hợp nhất với mục đích và định hướng của bản thân.