Chuồn chuồn ăn gì? Khám phá bí mật của chuồn chuồn

Hình ảnh những chú chuồn chuồn bay lượn trên cao gắn liền với tuổi thơ của mỗi người trong các bài đồng dao xưa. Nhưng ít ai biết chuồn chuồn ăn gì và chúng săn mồi ra sao.

Để tìm hiểu rõ hơn về loài côn trùng này, mời bạn cùng theo dõi bài viết của GiaiNgo nhé!

Đặc điểm của chuồn chuồn

Chuồn chuồn là một bộ côn trùng với khoảng 4.500 loài hiện được biết tới, chia thành hai nhóm lớn: chuồn chuồn ngô (Anisoptera) và chuồn chuồn kim (Zygoptera), khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng. Chuồn chuồn thuộc lớp sâu bọ của ngành chân khớp.

Tên khoa học Odonata
Bộ (Ordo) Odonata; Fabricius, 1793
Giới (Regnum) Animalia
Lớp (Class) Insecta
Ngành (Phylum) Arthropoda
Phân lớp (subclass) Pterygota

Đặc điểm của chuồn chuồn

Đặc điểm của chuồn chuồn:

STT Bộ phận Đặc điểm
1 Đầu tròn và khá lớn so với thân.
2 Mắt hai mắt kép lớn hai bên, bao phủ phần đầu.
3 Hai cánh 2 bên giống nhau, dài, mỏng và gần như trong suốt, cử động độc lập với nhau.
4 Hệ gân cánh rất dày, nhiều gân gạch ngang chằng chịt, phức tạp.

Cuối bờ trước của cánh thường có mắt cánh là bộ phận điều chỉnh triệt tiêu rung động cơ học, đảm bảo cho cánh vững chắc.

5 Phần thân bụng nhỏ, dài, khá mỏng.
6 Cơ quan miệng kiểu nghiền.
7 Chân mảnh, hướng về trước. Các cặp chân có thể bắt mồi dễ dàng trong khi bay.
8 Râu nhỏ, có hai đốt và một lông nhỏ dài phân đốt.
9 Phần phụ hậu môn ở đốt bụng thứ ba, thứ tư (ở con đực), thứ hai (ở con cái).
10 Cơ quan sinh dục ở đốt bụng thứ chín; cơ quan giao cấu thứ sinh ở đốt thứ hai (ở con đực).
11 Chiều dài Mỗi con có thể dài từ 3 – 7 cm tùy từng loại.

Chuồn chuồn tiếng Anh là gì?

Dragonfly (hoặc dragon-fly) là tên gọi tiếng Anh của loài chuồn chuồn. Dragonfly nymphs là tên gọi tiếng Anh của ấu trùng chuồn chuồn.

Ví dụ: Is there a dragonfly on your shoulder? (Có con chuồn chuồn nào trên vai bạn hay không?)

Chuồn chuồn có bao nhiêu răng?

Theo thông tin được biêt, chuồn chuồn có 16 răng. Nếu quan sát kỹ quá trình săn mồi của chuồn chuồn, bạn sẽ thấy rõ bộ hàm răng của nó.

Cụ thể bộ hàm của nó có 4 chiếc răng lớn phía trên để nhai và 2 chiếc răng lớn nhất phía dưới hàm có thể “bắn ra ngoài” để quắp con mồi.

Chuồn chuồn có bao nhiêu răng?

Chuồn chuồn ăn gì?

Chuồn chuồn ăn gì?

Hầu hết chúng ta chỉ thấy chuồn chuồn bay lượn trên không trung nên chuồn chuồn ăn gì luôn là thắc mắc lớn nhất của mọi người. Khác với suy nghĩ chuồn chuồn chỉ ăn thực vật, chúng là loại côn trùng ăn thịt cả trong giai đoạn ấu trùng và trưởng thành của chúng.

Chuồn chuồn ăn gì?

Khi còn là ấu trùng, chuồn chuồn ăn các loài thủy sinh trong nước như lăng quăng, bọ gậy, ruồi nhuế, cá nhỏ, nòng nọc,… Khi đã trưởng thành, chúng ăn mọi loài côn trùng nhỏ hơn chúng như muỗi, ruồi nhuế, phù du hay con chuồn chuồn khác.

Đôi khi loài chuồn chuồn cũng ăn bướm, nhộng, bọ cánh cứng và ong. Một con chuồn chuồn sẽ ăn khoảng 15% trọng lượng cơ thể mỗi ngày, và những con càng lớn thì chúng càng ăn nhiều.

Chuồn chuồn kim ăn gì?

Chuồn chuồn kim là loài côn trùng ăn thịt. Chúng ăn muỗi, ruồi và côn trùng nhỏ khác.

Chuồn chuồn kim tìm kiếm con mồi bằng tầm nhìn rất nhanh nhạy, một số loài có thể sử dụng tín hiệu khứu giác. Chúng có thể ăn những con ruồi mới nở ra từ trứng dưới nước.

Chuồn chuồn kim ăn gì?

Cách săn mồi của chuồn chuồn

Chuồn chuồn săn mồi bằng kỹ thuật, chiến lược kỹ càng chứ không vồ lấy con mồi ngay khi vừa nhìn thấy. Có 3 kỹ thuật săn mồi chúng thường dùng đó là: săn mồi trên không, đột kích và sà xuống quắp con mồi.

Kỹ thuật săn mồi trên không

Chuồn chuồn có một đôi cánh tốt để bắt sống con mồi trên không trung với tốc độ bay cực nhanh. Chúng có thể tăng tốc ngay lập tức, chuyển hướng, đứng tại chỗ, hoặc thậm chí bay ngược trở lại.

Kỹ thuật săn mồi trên không

Đây là kỹ thuật săn mồi khó nhất. Vì để bắt được con mồi đang bay, chuồn chuồn phải canh chừng kĩ và quan sát tốc độ, hướng di chuyển của con mồi và cả những yếu tố tác động từ môi trường như gió.

Trong lúc đang bay, chuồn chuồn có thể dùng chân giữ con mồi và ăn luôn trong lúc bay.

Kỹ thuật đột kích

Thay vì bắt lấy con mồi ngay, chuồn chuồn sẽ im lặng theo dõi con mồi. Đợi đến khi thích hợp, chúng sẽ vồ lấy thật nhanh khiến con mồi không kịp phản ứng.

Kỹ thuật săn mồi này được áp dụng cho nhạn biển, chuồn chuồn kim cánh rộng và một số loài khác.

Kỹ thuật đột kích

Kỹ thuật gắp con mồi

Một số loài chuồn chuồn khác sử dụng kỹ thuật gắp con mồi để bắt sống “chiến tích”. Chúng sẽ bay lượn trên cao để quan sát từ xa, khi đã nhắm được đối tượng, chúng lập tức sà xuống vồ lấy con côn trùng ngây thơ đang đậu trên lá cây.

Môi trường sống của chuồn chuồn

Chuồn chuồn là loài côn trùng biến thái không hoàn toàn. Thiếu trùng chuồn chuồn sống trong nước và có tên là con cơm nguội (còn gọi là con mày mạy).

Khi trưởng thành, chúng sống trên cạn, gần ao hồ, sông suối hoặc những nơi có nước. Chuồn chuồn sinh sản bên trên mặt nước hoặc trên cành, lá thủy sinh gần ao, hồ và các khu vực ẩm ướt.

Môi trường sống của chuồn chuồn

Vận tốc của chuồn chuồn bắt nguồn từ đâu?

Vận tốc của chuồn chuồn bắt nguồn từ đôi cánh của chúng. Nhờ sải cánh dài bao la của chuồn chuồn, hiếm có loài côn trùng nào có thể thoát khỏi cuộc săn mồi của chúng.

Đôi cánh của chuồn chuồn vô cùng đặc biệt, chúng đủ mạnh để cho phép chúng bay lượn ngay cả trong những cơn gió mạnh nhất. Nó giúp chuồn chuồn tăng tốc độ mạnh đột ngột, kết thúc trên không hoặc chuyển ngược lại.

Vận tốc của chuồn chuồn bắt nguồn từ đâu?

Tốc độ bay phía trước của loài này có thể đạt tới 100 độ dài cơ thể mỗi giây, hơn ruồi và muỗi rất nhiều. Chuồn chuồn di chuyển nơi này sang nơi khác hoàn toàn bằng đôi cánh.

Chuồn chuồn có lợi hay có hại?

Chuồn chuồn vừa mang lại những lợi ích cho chúng ta vừa gián tiếp gây hại đến thiên nhiên. Vì thức ăn chính của chuồn chuồn là muỗi, ruồi nên chúng góp phần kiểm soát một cách nghiêm ngặt quần thể muỗi và ngăn không cho chúng phát triển ồ ạt, gây hại sức khỏe con người.

Tuy nhiên, chuồn chuồn là mối nguy hại đối với những người nuôi ong. Chúng sẽ làm chết những con ong hoặc làm thương tổn một phần tổ ong trước thời gian các thành viên tại tổ ong nhận ra.

Chuồn chuồn có lợi hay có hại?

Cách nuôi chuồn chuồn

Hiện nay, rất nhiều người chọn nuôi chuồn chuồn. Tuy nhiên, bạn cần chú ý rằng tuổi thọ của chuồn chuồn sẽ rút ngắn đáng kể so với sống trong môi trường tự nhiên.

Bạn có thể nuôi chúng trong một bể cá, kích thước bể tùy thuộc vào số lượng chuồn chuồn bạn nuôi. Trước tiên, bạn hãy đổ đầy nước vào giữa bể.

Cách nuôi chuồn chuồn

Bạn cần loại bỏ clo và các chất phụ gia nước khác trong nước để tránh gây hại cho chuồn chuồn. Có thể thêm tảo tự nhiên, đá lớn, sỏi và cây nước nhân tạo vào bể để chuồn chuồn có thể nổi lên khỏi mặt nước khi thời điểm thích hợp.

Tránh thêm cá nhỏ vào bể, nếu không chúng sẽ hiển nhiên trở thành con mồi của chuồn chuồn. Bạn cho chúng ăn mỗi ngày bằng ấu trùng muỗi, nòng nọc, giun máu, cá nhỏ hoặc côn trùng nước khác.

Nuôi chuồn chuồn

Chờ một thời gian để chuồn chuồn nổi lên và dang rộng đôi cánh trong bể. Bạn cần trang bị một nắp lưới trên bể để bảo vệ chuồn chuồn thoát ra ngoài.

Ở một số vùng quê, người dân có thể nuôi chuồn chuồn ngoài đồng ruộng. Các ấu trùng chuồn chuồn trong nước sẽ ăn bọ gậy. Còn chuồn chuồn trưởng thành sẽ giúp bắt muỗi trong không trung.

Hình ảnh chuồn chuồn trong văn hóa dân gian

Chuồn chuồn là hình ảnh quen thuộc của văn hóa dân gian Việt Nam trong các câu ca dao, tục ngữ, đồng dao và cả phong thủy. Mời bạn cùng GiaiNgo tìm hiểu chi tiết hơn ở phần tiếp theo của bài viết “Chuồn chuồn ăn gì?” nhé!

Hình ảnh chuồn chuồn trong ca dao tục ngữ

Các câu ca dao, tục ngữ Việt Nam có hình ảnh chuồn chuồn như:

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

Dựa vào đặc điểm của chuồn chuồn mà dân gian xưa dự đoán được thời tiết. Khi trời nắng, không khí khô nên thân và cánh chuồn chuồn rất nhẹ, có thể bay cao được.

Ngược lại khi trời sắp đổ mưa, độ ẩm không khí tăng cao, làm đôi cánh chuồn chuồn trở nên ẩm và nặng. Vì thế lúc này chuồn chuồn không bay cao  được, nên phải bay là là dưới thấp.

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm

Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão.

Tương tự câu trên, câu tục ngữ này là kinh nghiệm dân gian ông cha ta đã đúc kết được trong cuộc sống và lưu truyền cho đến ngày nay. Miền Bắc nước ta thường có bão từ tháng 6 đến tháng 8.

Trong khoảng thời gian này, tháng 7 Âm lịch sẽ có gió heo may (gió se se lạnh). Lúc này không khí có độ ẩm cao kết hợp với hiện tượng chuồn chuồn bay hàng đàn ra khỏi tổ.

Theo kinh nghiệm dân gian hiện tượng này chắc tới 90% là sắp có bão.

Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão.

Trong các bài đồng dao Việt Nam, hình ảnh chuồn chuồn cũng được nhắc đến nhiều lần, gắn bó sâu sắc với tuổi thơ của mỗi người.

Chuồn chuồn cắn rốn, bốn ngày biết bơi.

Câu nói này được truyền miệng trong dân gian xưa, ý chỉ rằng với những người không biết bơi, chỉ cần bắt buồn chuồn cho cắn vào rốn thì có thể biết bơi ngay.

Bắt chuồn chuồn như một hoạt động, trò chơi tuổi thơ ở các vùng quê Việt Nam. Chính vì vậy, ta thường được thấy chuồn chuồn xuất hiện trong các câu hát, bài vè của trẻ em như:

Chuồn chuồn có cánh thì bay – Có thằng cu Tí thò tay bắt chuồn.

Chuồn chuồn có cánh thì bay – Có thằng kẻ trộm bắt mày đi tu.

Chuồn chuồn trong văn hóa dân gian

Hình ảnh chuồn chuồn trong phong thủy

Trong phong thủy, chuồn chuồn cũng mang nét biểu tượng quan trọng. Những sản phẩm phong thủy hình chuồn chuồn bằng đồng tượng trưng cho những điều tốt đẹp:

  • Chuồn chuồn là biểu tượng của tinh thần tự do, với hình ảnh mỏng manh, bay lượn giữa trời cao, như hiện thân của gió và nước. Đó cũng là biểu tượng của sự may mắn.
  • Trong phong thủy, tượng chuồn chuồn bằng đồng còn là vật phẩm phong thủy hút tài lộc vào nhà, được nhiều người chọn lựa đặt tại nơi thoáng đãng như trang trí cho phòng khách, hay đặt tại góc nhà tại cung tài lộc.

Hình ảnh chuồn chuồn trong phong thủy

Câu hỏi thường gặp

Qua những nội dung trên, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc “chuồn chuồn ăn gì” rồi đúng không nào? Qua đây, GiaiNgo đã tổng hợp được những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề về chuồn chuồn.

Cùng GiaiNgo giải đáp những thắc mắc thú vị này nhé!

Chuồn chuồn bay vào nhà điềm gì?

Chuồn chuồn bay vào nhà được cho là điềm báo của sự an lành. Đây là tín hiệu cho biết một mảnh đất lành, hứa hẹn một đời sống viên mãn, đủ đầy cho gia chủ.

Vì thế khi nhìn thấy chuồn chuồn trong nhà ta không được bắt hay đuổi đi. Làm như vậy chính là đang xua đuổi may mắn, tài lộc ra khỏi nhà.

Chuồn chuồn bay vào nhà điềm gì?

Trong một số trường hợp, chuồn chuồn bay vào nhà sẽ ẩn chứa những điềm báo khác nhau, cụ thể như sau:

  • Chuồn chuồn ớt bay vào nhà: Điềm báo cho thấy gia đình bạn sắp có tin vui từ phương xa. Có thể là người thân đi xa trở về, hoặc là bạn sẽ nhận được một món quà nhỏ từ người bạn lâu ngày không gặp.
  • Chuồn chuồn bay quanh nhà nhưng không vào nhà: Đây là điềm báo cho thấy bạn đã bỏ lỡ nhiều cơ hội trong cuộc sống, trong cả phương diện tình cảm lẫn công việc của bản thân.
  • Đàn chuồn chuồn bay vào nhà: Đây chính là biểu tượng của sự may mắn, sinh sôi nảy nở. Những điều tốt lành đang chờ đón bạn, hãy mừng vui lên nhé!
  • Thấy một đôi chuồn chuồn bay vào nhà: Điềm báo cho biết gia đình bạn sắp có hỷ sự. Nếu bạn đang cô đơn thì chắc chắn bạn sắp tìm được nửa kia của cuộc đời mình đấy.
  • Chuồn chuồn bay vào nhà và cắn nhau: Đây là điềm xấu, đang muốn nhắc nhở rằng có người muốn âm thầm hãm hại bạn đằng sau lưng. Bạn hãy dành thời gian xem xét lại các mối quan hệ xã hội nhé!
  • Chuồn chuồn bay vào nhà và chết: Đáng tiếc đây là điềm báo xấu, cho biết rằng gia đình bạn sắp có đại hạn, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. Trong thời gian này hãy để ý đến sức khỏe và hạn chế đi lại nhé.
  • Chuồn chuồn đẻ trứng trong nhà: Chuồn chuồn có thể đẻ trứng ở những nơi như bình hoa, chậu nước,… Đây là điềm báo may mắn, báo hiệu sắp sinh quý tử, tương lai gia đình sẽ có con đàn cháu đống.
  • Mơ thấy chuồn chuồn bay vào nhà: Điềm báo rằng bạn sắp gặp quý nhân, giúp đỡ bạn rất nhiều trên con đường sự nghiệp, thăng quan tiến chức.
  • Chuồn chuồn bay vào nhà và đậu lên người: Bạn hãy vui lên vì may mắn đang đến với bạn, bạn đang có quý nhân phù trợ. Nếu kinh doanh thì sẽ thuận lợi về tiền bạc, còn trong công việc dễ được thăng tiến, sự nghiệp hanh thông.
  • Chuồn chuồn bay vào nhà vào ban đêm: Điềm báo cho biết tài lộc sắp đến với bạn, nhưng sẽ khó nắm bắt. Bạn hãy quan sát thật kỹ và đừng bỏ lỡ những cơ hội đang đến nhé!

Con chuồn chuồn số mấy?

Khi gặp những giấc mơ liên quan đến chuồn chuồn hoặc vô tình bắt gặp chuồn chuồn vào nhà, bạn có thể thử vận may của mình bằng các con số nhé!

  • Chuồn chuồn bay vào nhà ngày lẻ (Âm lịch): số 49 và 85.
  • Chuồn chuồn bay vào nhà ngày chẵn: số 43 và 87.
  • Chuồn chuồn bay vào nhà mùng 1: số 11 và 25.
  • Chuồn chuồn bay vào nhà ngày rằm: số 32 và 81.
  • Chuồn chuồn bay vào nhà ban đêm: số 52 và 41.
  • Chuồn chuồn bay vào nhà và chết: số 93 và 37.
  • Nằm mơ thấy chuồn chuồn bay vào nhà: số 40 và 83.
  • Thấy xác chuồn chuồn trong nhà: số 16, 86.

Chuồn chuồn cắn rốn có biết bơi không?

Câu trả lời là không. Trong dân gian xưa, ông bà ta thường truyền miệng nhau câu hát “Chuồn chuồn cắn rốn, bốn ngày biết bơi”.

Thực chất bắt chuồn chuồn cắn vào rốn chỉ bị đau chứ không hề biết bơi. Người lớn chỉ truyền nhau câu hát này như một cách động viên, cổ vũ tinh thần con trẻ dũng cảm lao xuống nước để tập bơi.

Chỉ cần bỏ công tập luyện, kiểu gì cũng sẽ bơi được.

Chuồn chuồn cắn rốn có biết bơi không?

Bài viết trên của GiaiNgo đã giải đáp chi tiết thắc mắc của nhiều người “chuồn chuồn ăn gì” cùng những bí mật xoay quanh con chuồn chuồn mà ít ai biết. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy thú vị nhé. Hẹn gặp lại bạn ở bài viết sau!