CFA nổi lên như một hiện trong giới tài chính. Vậy CFA là gì? Ngày càng nhiều người đua nhau theo học chứng chỉ CFA để trau dồi bản thân trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu thật kỹ trước khi đưa ra quyết định có nên học CFA không nhé!
CFA là viết tắt của cụm từ “Charted Financial Analyst”. CFA là một chương trình học do Hiệp hội quốc tế dành cho các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp tạo ra.
CFA đã và đang được xem như là “tiêu chuẩn vàng” dành cho nhiều công việc tài chính như ngân hàng, quản lý rủi ro, chứng khoán, đầu tư,…
Trong ngành may, CFA là viết tắt của “Certified Factory Auditor”. CFA được biết đến là nhân viên kiểm tra chất lượng của công ty.
Bên cạnh kiến thức chuyên môn về may mặc, công việc CFA trong ngành may còn yêu cầu phải sử dụng thành thạo tiếng Anh. Đặc biệt là có thể viết được báo cáo kiểm hàng may mặc bằng tiếng Anh.
Chứng chỉ CFA là chứng chỉ chuyên nghiệp được viện CFA cấp sau kỳ thi năng lực CFA. Chứng chỉ này gồm ba cấp độ với mục đích kiểm tra năng lực và đạo đức nghề nghiệp của các nhà phân tích tài chính.
Chương trình CFA được xây dựng từ năm 1962, từ đó trở thành chuẩn mực học hỏi và đánh giá trên toàn cầu.
CFA Charterholder được biết đến như là một chuyên gia tài chính và làm việc cho CFA. Có đến hơn 31 nghìn doanh nghiệp trên thế giới sử dụng danh vị của CFA Charterholder để ra quyết định tuyển dụng và thăng chức.
Để trở thành CFA Charterholder, bạn cần vượt qua 3 kỳ thi (cấp 1, 2 và 3). Hơn nữa bạn cần có thêm 4 năm làm việc trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Cuối cùng, bạn chỉ cần đăng ký là hội viên của CFA.
Viện CFA là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế cung cấp các kiến thức về đầu tư chuyên nghiệp, bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Viện CFA gồm các thành viên có chứng chỉ phân tích đầu tư tài chính và tuân theo các quy tắc mà viện đề ra. Nhiệm vụ chính của Viện CFA là xác định và duy trì tiêu chuẩn cao cho ngành đầu tư.
CFA giúp bạn rèn luyện tư duy nhạy bén, rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề. Chương trình học của CFA bao gồm 10 môn toàn diện. Đề thi cũng có sự tương quan chung giữa 10 môn đó.
Do vậy, mục đích của việc học CFA còn rèn luyện cho bạn cách suy nghĩ logic, kỹ năng phản xạ nhanh hơn so với những người khác. Từ đó có thể phục vụ công việc không chỉ ở lĩnh vực tài chính và còn đa dạng lĩnh vực khác.
CFA cần thiết cho hầu hết các đối tượng đặc biệt là:
Để có bằng CFA, các ứng viên cần đáp ứng một trong các yêu cầu đầu vào sau:
Sau đó, để sở hữu được chứng chỉ CFA bạn phải vượt qua 3 kỳ thi (Level 1, Level 2, Level 3) và bài khảo sát về đạo đức nghề nghiệp.
Bằng CFA có giá trị vĩnh viễn. CFA là tiêu chuẩn quốc tế nên quá trình học cũng vất vả hơn các chương trình khác.
Có đến 10 môn trong chương trình CFA. Theo các nghiên cứu, trung bình học viên cần 2,5 tháng học xuyên suốt cho một môn học mới thu thập đủ lượng kiến thức.
Hiện nay có nhiều cách để tìm hiểu và học CFA. Bạn có thể chọn các trung tâm đào tạo CFA uy tín, dày dặn kinh nghiệm tùy theo mong muốn của bạn.
Bên cạnh đó bạn có thể lựa chọn cách tự học và tự ôn ở nhà. Tuy nhiên cách này không khả quan cho lắm. Bởi vì cách dạy và hướng dẫn của các trung tâm sẽ khiến bạn hiểu và tiếp thu nhanh hơn.
CFA được xem là tấm vé vàng trong lĩnh vực tài chính. Khi có chứng chỉ CFA, bạn sẽ có nhiều cơ hội có được việc làm với thu nhập đáng mơ ước.
Các ứng viên có chứng chỉ CFA luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Từ đó tăng lợi thế cạnh tranh cũng như mang đến sự tín nhiệm và tôn trọng của đồng nghiệp.
Các ngành nghề yêu cầu CFA đa số là ngành ngân hàng, quỹ đầu tư, các công ty chứng khoán và các doanh nghiệp nước ngoài.
Tổng thu nhập của người có bằng CFA thường bao gồm mức lương cơ bản, tiền thưởng dựa trên hiệu suất. Công thức chung để tính là:
Tổng thu nhập = Mức lương CFA cơ bản + Tiền thưởng bằng tiền mặt + Vốn chủ sở hữu.
Do đó, mức lương của Charterholder khá cao. Theo Hiệp hội CFA, tổng thu nhập trung bình cho CFA Charterholder (ở Mỹ) là khoảng 300.000 đô/ năm. Con số này có thể tăng thêm 65% trong tương lai.
Tại Việt Nam, cộng đồng CFA có hơn 260 người có chứng chỉ CFA và là thành viên Viện CFA.
Tỷ lệ đậu CFA toàn cầu thường thấp hơn 40%, do đó con số này là một vinh dự rất lớn đối với ngành tài chính của Việt Nam.
Việc tự học CFA là hoàn toàn có thể nếu bạn có sự quyết tâm và kỹ năng tự học tốt. Tuy nhiên việc tự học chỉ thích hợp với lượng kiến thức ở Level 1.
Ở Level 2 và Level 3, lượng kiến thức được xem như là khổng lồ. Bên cạnh đó việc học với một Charterholder giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều. Hơn nữa còn tích lũy được số kiến thức dựa trên kinh nghiệm chứ không phải sách vở khô khan.
Độ tuổi chính xác học CFA là không xác định. Tuy nhiên, yêu cầu của Viện CFA là đã tốt nghiệp đại học và có 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính.
Trung bình mất khoảng 2,5 năm để học 10 môn trong chương trình CFA. Do đó, các bạn nên bắt đầu học CFA khi đang là sinh viên năm cuối. Đây là thời điểm thích hợp để các bạn tìm kiếm một công việc để tích lũy kinh nghiệm và ôn tập thi CFA.
Trên đây là những thông tin liên quan đến CFA là gì. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã biết CFA là gì và làm thế nào để có bằng CFA. Đừng quên theo dõi GiaiNgo để cập nhật những tin tức mới nhất nhé!