Cây an xoa có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và hỗ trợ chữa trị các bệnh về gan hiệu quả. Vậy cây an xoa có tác dụng gì? Sử dụng như thế nào cho đúng? Hãy cùng tham khảo và tìm hiểu qua bài viết của GiaiNgo nhé!
Cây an xoa là một cây phân bố ở phía nam Trung Quốc và nhiều nước Nam Á như Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Philippine.
Ở Việt Nam, cây an xoa thường gặp trên các đồi cây bụi, rừng thưa, ven rừng. Loại cây này phổ biến từ Bắc tới Nam. Phân bố nhiều nhất ở Bình Phước, Lâm Đồng và các tỉnh miền núi phía Bắc.
Cây an xoa thuộc dạng cây bụi có chiều cao khoảng 1m đến 3m, phân nhánh hình trụ, có lông. Lá cây an xoa có hình xoan, gốc cụt hay hình tim, đầu thon thành mũi nhọn. Mặt dưới lá an xoa màu trắng, cả hai mặt phủ lông hình sao.
Cây an xoa có 2 loại khác nhau bao gồm an xoa tím và an xoa trắng. Để phân biệt hai loại cây an xoa này bạn cần nhận biết các đặc điểm dưới đây.
Cụ thể:
Trong y học cổ truyền và Tây y thì cây an xoa có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là chữa bệnh gan, thải độc cho cơ thể. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo người dùng không được tự ý áp dụng bài thuốc tại nhà.
Bên cạnh đó, cây an xoa còn giúp cơ thể chống lại quá trình oxy tự nhiên của cơ thể. Hỗ trợ điều trị và phục hồi chức năng ngũ tạng, đặc biệt là các bệnh lý về gan.
Cây an xoa có tác dụng chữa bệnh hiệu quả vì có vị cay đặc trưng, không đắng như các vị thuốc khác. Khi uống cây an xoa, người dùng cảm nhận có mùi thơm nhẹ, dễ uống.
Theo y học cổ truyền cây an xoa chữa được các bệnh lý như:
Tác dụng chữa bệnh của cây an xoa theo y học hiện đại bao gồm:
Để dùng cây an xoa chữa bệnh hiệu quả, trong quá trình thu hoạch thì người hái phải phơi khô cây. Cây an xoa thường được sao vàng hạ thổ để loại bỏ bớt phần lông vốn có. Từ đó, giúp người dùng hạn chế nguy cơ bị ngứa rát họng khi uống.
Cây an xoa sau khi sao vàng sẽ được dùng để sắc nước uống. Bạn có thể sắc nước từ cây an xoa riêng lẻ hoặc kết hợp với các loại dược liệu khác tùy theo mục đích điều trị. Bên cạnh đó, bạn không nên uống dạng ngâm rượu; đặc biệt là khi dùng cây an xoa chữa bệnh gan.
Đối với người ung thư gan giai đoạn cuối, nên chuẩn bị các vị thuốc sau: 100g mỗi vị cây an xoa, xạ đen, bạch hoa xà, bán chi liên. Dùng tất cả nguyên liệu nấu với 1,5 lít nước; đun còn 1 bát, sắc nước thuốc đặc hơn để uống.
Người bệnh cần kiên trì sắc thuốc uống đều đặn để thấy hiệu quả. Bên cạnh việc dùng thuốc để hỗ trợ, người ung thư cần có thái độ sống lạc quan; lối sống lành mạnh, khoa học để cải thiện tình trạng bệnh.
Đối với một số bệnh lý như viêm gan B, C, xơ gan cổ trướng trở nặng do phát hiện quá muộn. Lúc này, người bệnh có thể làm bài thuốc như sau: 50g mỗi vị cây an xoa, cây xạ đen, cà gai leo, diệp hạ châu (cây chó đẻ); sắc với 1,5 lít nước, dùng hết trong ngày. Sử dụng đều đặn chức năng gan sẽ sớm được cải thiện.
Lưu ý: Hai bài thuốc từ cây an xoa trên đây chỉ mang tính tham khảo. Trước khi áp dụng bài thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có liều dùng phù hợp.
Cây an xoa kết hợp với cây xạ đen là một trong số những giải pháp tốt cho bệnh nhân ung thư gan. Bệnh nhân có thể dùng bài thuốc này kết hợp với các phương pháp điều trị khác theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Cách dùng bài thuốc như sau:
Các vị thuốc phơi khô, rửa sạch. Sắc với 1,5 lít nước, đun cạn còn khoảng 400ml cho bệnh nhân uống hết trong ngày. Nên chia nhỏ thành nhiều lần cho bệnh nhân uống ít một sẽ hiệu quả hơn.
Cây an xoa không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Không dùng với trường hợp trẻ em dưới 3 tuổi. Với trường hợp từng dị ứng với thảo dược hoặc bất cứ thành phần nào của cây thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Người bệnh không dùng cây an xoa chung với thuốc Tây, nếu sử dụng thì cần có sự dãn cách ít nhất là 30 phút.
Sao vàng, hạ thổ an xoa có tác dụng phát huy tối đang công năng của vị thuốc. Bởi vì cây an xoa có một lớp lông mỏng nên khi sao vàng hạ thổ giúp đốt cháy lớp lông trên. Từ đó, người dùng sẽ tránh được hiện tượng ngứa rát cổ họng khi sử dụng cây thuốc.
Ngoài tác dụng giải độc gan, an xoa còn có công năng đào thải độc tố. Bởi vậy khi sử dụng vị thuốc này sẽ có một số trường hợp bệnh nhân vài ngày đầu tiên hay bị cồn ruột, khó chịu.
Theo kinh nghiệm dân gian, hiện tượng cồn ruột không phải tác dụng phụ mà là cây thuốc đang phát huy tác dụng đào thải độc độc tố ra khỏi cơ thể người bệnh.
Hiện nay có nhiều cây dại có hình dáng rất giống với cây an xoa. Bạn cần hết sức lưu ý khi đặt mua hoặc thu hái, sử dụng, tránh nhầm lẫn với các cây dại khác ngoài tự nhiên.
Người bình thường, không mắc bệnh lý thì không nên uống cây an xoa khi chưa có sự hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Cây an xoa không phải là một loại trà, mà là một vị thuốc vì vậy chúng ta không nên tự ý dùng an xoa.
Tuy cây an xoa không có độc, nhưng sử dụng an xoa cho người bình thường là không cần thiết. Bởi chưa có nghiên cứu nào chứng minh an xoa có tác dụng phòng bệnh và giảm béo.
Cây an xoa có thể chữa được bệnh dạ dày vì đây là thảo dược lành tính, rất ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, hiệu quả chữa bệnh của cây an xoa còn tùy vào mức độ bệnh và cơ địa của từng người.
Việc sử dụng cây an xoa giúp bạn tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn và bài tiết độc tố ra khỏi cơ thể. Chính vì vậy mà dạ dày có thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi các tổn thương. Đặc biệt những người bị bệnh khó tiêu, gan và mật đều có thể sử dụng cây an xoa.
Cây an xoa có nhiều lợi ích trong Đông y và cả y học hiện đại. Đặc biệt đối với bệnh nhân mắc các chứng bệnh về gan. Mong rằng những thông tin mà GiaiNgo cung cấp trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ cây an xoa có tác dụng gì. Từ đó, giúp bạn có cách áp dụng bài thuốc phù hợp và đừng quên tham khảo ý kiến của các bác sĩ Đông y trước khi dùng.