Câu ghép là gì? Cách đặt câu ghép chính xác nhất

Trong các mẫu câu thì câu ghép dường như được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi. Vậy câu ghép là gì? Cách phân biệt câu ghép như thế nào? Tất cả sẽ được GiaiNgo giải đáp ngay bài viết dưới đây!

Câu ghép là gì? Thế nào là câu ghép?

Câu ghép là hình thức câu được tạo ra từ những vế câu ghép lại, thường thì hai vế kết hợp với nhau tạo thành câu ghép. Trong một câu ghép, các vế tạo ra sẽ là một câu đơn, có nghĩa là một vế của câu ghép sẽ có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ.

Câu ghép được sử dụng để liên kết những vấn đề kết nối với nhau về nghĩa. Thay vì sử dụng nhiều câu đơn, sử dụng câu ghép sẽ nâng cao hiệu quả nghe tốt hơn.

câu ghép là gì

Câu ghép trong tiếng Anh là gì?

Câu ghép trong tiếng Anh là hình thức ghép nối, và cũng có hai mệnh đề chính trong câu. Các mệnh đề được nối với nhau thông qua các liên từ như: and, so, but, or,… và bắt buộc có dấu phẩy và dấu chấm phẩy giữa các liên từ đó.

Hơn nữa, câu ghép là dạng câu được hình thành bởi 2 hoặc nhiều mệnh đề độc lập. Mệnh đề độc lập thường có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ và luôn luôn có nghĩa khi đứng một mình.

Ví dụ: He didn’t go to class, for he had sick

Phân biệt câu phức và câu ghép

Câu phức là câu có mệnh đề phụ bổ sung ý nghĩa cho thành phần chủ ngữ của mệnh đề chính. Có thể có hai khả năng đó là: chủ ngữ của mạnh đề chính là kết cấu chủ vị được danh từ hóa bằng ngữ pháp. Các từ dùng để danh từ hóa kết cấu chủ – vị gọi là chủ ngữ hình thức của mệnh đề chính.

Vì dụ: Đứa nào đứa nấy mặt cười tươi hớn hở.

Thông thường câu phức và câu ghép có những điểm khác nhau như:

  • Câu phức: câu có 2 kết cấu chủ vị trở lên, trong đó có 1 kết cấu chủ vị làm nòng cốt. Còn các câu còn lại bị bao hàm trong kết cấu chủ vị làm nòng cốt đó.
  • Câu ghép: câu có 2 kết cấu chủ vị trở lên nhưng các kết cấu này không bao hàm với nhau

Cách nối các câu trong câu ghép

Có 4 cách nối câu ghép trong Tiếng Việt:

Nối trực tiếp: dùng dấu câu chấm, phẩy, dấu chấm phẩy,…

Ví dụ: Trong vườn, hoa lặng lẽ tỏa hương, những chú ong thầm lặng hút mật cho đời.

Nối bằng những từ: bởi, vì, như,…

Ví dụ: Hôm nay Lan nghỉ học vì bị ốm.

Nối bằng quan hệ từ: nếu – như, tuy – nhưng, bởi vì – nhưng,…

Ví dụ: Tuy nhà xa nhưng Nam vẫn đi học đúng giờ.

Nối bằng cặp hô ứng từ: vừa vừa, càng càng,…

Ví dụ: Nam vừa đẹp trai vừa học giỏi nhất lớp.

Câu ghép là gì

Cách đặt câu ghép có quan hệ từ chính xác nhất

Dưới đây là một số cách đặt có quan hệ từ chính xác nhất bạn có thể tham khảo:

Đặt câu ghép theo mô hình C – V từ nối C – V, từ nối, C – V – từ nối – C – V.

Ví dụ: Chỉ cần bạn chăm chỉ, chắc chắn bạn sẽ tiến bộ.

Đặt câu ghép theo các cặp từ liên kết.

Ví dụ: Mặc dù trời mưa, nhưng Lan vẫn đi học bình thường.

Công dụng của câu ghép là gì?

Công dụng của câu ghép đó là:

  • Giúp ta viết tránh hụt ý, nêu rõ ràng câu diễn đạt
  • Giúp câu chuyện trở nên logic, tinh tế
  • Giúp tóm gọn nhanh vấn đề
  • Giúp người đọc dễ hiểu, mang lại giá trị mong muốn.

Phân loại câu ghép

Câu ghép thường phân ra các loại như: câu ghép đẳng câu ghép hô ứng, câu ghép chính phụ, câu ghép hỗn hợp, câu ghép duỗi. Để giúp các bạn hiểu rõ và sử dụng hiệu quả hơn về các loại câu ghép này, GiaiNgo sẽ phân biệt và đưa ví dụ ngay dưới đây!

Câu ghép đẳng lập

Câu ghép đẳng lập là câu ghép có 2 vế ngang hàng, không phụ thuộc vào nhau. Các câu trong câu ghép đẳng lập được liên kết bằng quan hệ từ đẳng lập, do đó mối quan hệ giữa chúng thường lỏng lẻo.

Các loại câu ghép đẳng lập như:

  • Câu ghép đẳng lập có quan hệ liệt kê
  • Câu ghép đẳng lập có quan hệ lựa chọn
  • Câu ghép đẳng lập có quan hệ tiếp nối
  • Câu ghép đẳng lập có quan hệ đối chiếu

Ví dụ: Thu qua, đông đến => Cấu trúc: c-v, c-v.

câu ghép là gì

Câu ghép hô ứng

Câu ghép hô ứng là câu ghép mà giữa hai vế luôn tồn tại kiểu hô ứng. Mối quan hệ của những câu này thường chặt chẽ, không tách riêng các vế trong câu thành câu đơn. Để kết nối những câu ghép hô ứng người ta thường sử dụng:

  • Các phụ từ: chưa đã, vừa…vừa…, càng… càng…
  • Các đại từ: nào, đấy,…

Ví dụ: Bạn cho đi bao nhiêu, bạn sẽ nhận lại bấy nhiêu.

Câu ghép hỗn hợp

Giữa các vế trong câu ghép thường có tầng bậc, có nhiều kiểu quan hệ ngữ pháp. Ví dụ mặc dù trời mưa nhưng tôi vẫn kiên quyết không mang theo áo mưa.

Ví dụ: Chị ấy đậu đại học , mọi người đều vui vì đây là cơ hội cho chị bước sang trang mới.

Câu ghép chính phụ

Câu ghép chính phụ là câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ hoặc bằng các từ ngữ hô ứng. Thường có 2 vế giống nhau như câu ghép đẳng lập. Nhưng trong câu ghép chính phụ thường có mối quan hệ lẫn nhau.

Trong câu ghép chính phụ thường bao gồm các mối quan hệ như:

  • Nguyên nhân
  • Mục đích
  • Điều kiện
  • Nhượng bộ và tăng tiến

Ví dụ: Vì Lan học hành chăm chỉ nên cậu ấy đã đậu đại học

Câu ghép chuỗi

Câu ghép chuỗi là câu có 2 vế trở lên. Giữa các vế thường có quan hệ chuỗi. Giữa các vế câu được ngăn bằng dấu câu như dấu chấm, dấu phẩy,…

Ví dụ: trời mưa, gió lớn, tốc mái nhà.

Hy vọng với những kiến thức trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về câu ghép là gì và cách đặt câu ghép chính xác nhất. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy nhanh tay chia sẻ để mọi người cùng biết nhé!