Lệnh cấm vận có lẽ đã không còn quá xa lạ hiện nay. Đặc biệt trong tình hình căng thẳng giữa Ukraina và Nga, chúng ta nghe nhiều hơn về cấm vận. Vậy cấm vận là gì? Các bạn hãy cùng GiaiNgo lướt ngay xuống bài viết dưới đây để tìm hiểu ngay nhé!
Trước hết, hãy cùng nhau đi vào khái niệm về cấm vận là gì nhé!
Cấm vận là các quy định về việc cấm xuất, nhập khẩu một loại hàng hóa đặc biệt. Ngoài ra trong tiếng Anh người ta thường gọi cụm từ này là embargo.
Ví dụ về cấm vận như các thiết bị quân sự, hoặc các phong tỏa hoàn toàn về hoạt động buôn bán với một nước nào đó.
Bên cạnh đó, chính sách cấm vận có thể là do một nước, nhiều nước hoặc tất cả các nước áp đặt đối với một nước. Với điều kiện phải được thông qua Liên Hợp Quốc.
Mục đích của cấm vận là để trừng phạt nước bị cấm vận nhằm làm thay đổi đường lối chính trị mà chính phủ của nước đó theo đuổi.
Lệnh cấm vận là sự cản trở hay tác động vào các nước khác. Hay nói cách khác đó là lệnh cấm giao dịch kinh tế.
Điều này có thể hiểu chính là cấm một phần, có thể là hoàn toàn về thương mại với một quốc gia, nhà nước hoặc một nhóm quốc gia cụ thể.
Ngoài ra, lệnh cấm vận còn được coi là biện pháp ngoại giao mạnh mẽ được áp đặt trong một nỗ lực, bởi quốc gia áp đặt. Điều này nhằm khơi gợi một lợi ích quốc gia nhất định từ một quốc gia được áp đặt lên.
Đặc biệt, các lệnh cấm vận thường được coi là rào cản pháp lý đối với thương mại, không bị nhầm lẫn với việc phong tỏa. Nói cách khác, đây được xem như hành động chiến tranh lạnh.
Quyền cấm vận là khi một quốc gia hay một tổ chức lớn có đủ quyền hạn để lập nên những lệnh cấm.
Ngoài ra, những nước này cũng có thể quyết định hạn chế để áp đặt lên một nước khác.
Hàng cấm vận là những mặt hàng bị cấm di chuyển đến hoặc ra khỏi cửa biên giới của một quốc gia, một vùng lãnh thổ nào đó.
Cụ thể, những hàng hóa đó có thể là dầu mỏ, nông sản, thực phẩm,… Tất cả những mặt hàng đã bị cấm vận sẽ gây ra những ảnh hưởng vô cùng lớn đến cuộc sống của người dân.
Điều này cũng gây nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của nước đó.
Nước cấm vận là các nước có quyền hạn để lập nên những lệnh cấm.
Điều này để nhằm khẳng định vị thế của nước đó và nhằm gây khó khăn đến kinh tế của những nước bị cấm vận.
Mục đích của lệnh cấm vận đó chính là để tăng sức ép về mặt chính trị.
Cuối cùng là nhằm buộc nước bị cấm vận phải thay đổi những chính sách về kinh tế, chính trị của mình.
Việc gây áp lực, khó khăn cho các nước khác trên lĩnh vực bị cấm vận chính là một trong những mục đích khi ban hành lệnh cấm vận trừng phạt này.
Ngoài ra, đi cùng với lệnh cấm vận đó là những ảnh hưởng rất to lớn đối với các mối quan hệ quốc tế của nước đó với những nước khác về chính trị, văn hóa, cũng như kinh tế.
Sau đây sẽ là ví dụ điển hình nhất về cấm vận quốc tế. Cụ thể, Mỹ và các nước phương Tây đã bao vây cấm vận toàn diện Việt Nam.
Mỹ đã cấm vận miền Bắc nước ta từ năm 1964 khi bắt đầu tiến hành việc chiến tranh tàn phá. Vào năm 1975, Việt Nam giành được thắng lợi và thống nhất được đất nước.
Kể từ đó, Mỹ đã mở rộng cấm vận cả nước nhằm rửa hận thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược. Mục đích của việc cấm vận là hỗ trợ chiến lược không đánh mà vẫn thắng của mình.
Tiếp đó, vào năm 2015, các nước Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức và cả Iran đã ký thỏa thuận về hạt nhân quốc tế mang tên “Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA)”, lệnh cấm vận đã được dỡ bỏ.
Năm 2018, Mỹ đã chính thức đơn phương rút khỏi thỏa thuận về hạt nhân với lý do là Iran đã không tuân thủ đầy đủ các điều khoản đã ký trước đó. Chính vì vậy mà Mỹ đã áp dụng trở lại lệnh cấm vận.
Gần đây nhất, giữa căng thẳng của Nga và Ukraina, Mỹ và EU đã lên tiếng cấm vận dầu khí của Nga. Ngày 8/3/2022, Tổng thống Mỹ đã tuyên bố cấm mọi hoạt động nhập khẩu dầu và khí đốt từ Nga vào Mỹ. Ngay sau đó, Anh tuyên bố từ giờ tới cuối năm sẽ chấm dứt nhập khẩu dầu từ Nga. Có thể dự đoán các nước EU cũng sẽ chịu sức ép trong việc tham gia lệnh cấm vận này.
Xem thêm: Tổng thống Ukraina là ai? Tiểu sử Volodymyr Zelensky gây bất ngờ Putin là ai? Tiểu sử Putin – Tổng thống vĩ đại nhất nước Nga
Xem thêm:
Hậu quả của trừng phạt cấm vận quốc tế là vô cùng lớn. Theo khái niệm, các lệnh cấm vận quốc tế chủ yếu sẽ nhằm vào giới lãnh đạo của các quốc gia bị ảnh hưởng.
Nhưng trên thực tế, những người dân của các đất nước đó mới là những đối tượng bị tác động mạnh mẽ.
Sở dĩ là bởi những biện pháp đó vốn dĩ để làm cho nền kinh tế các nước bị cấm vận rơi vào khủng hoảng kinh tế, bị cô lập. Điều này sẽ gây cản trở việc tìm kiếm việc làm của người dân. Đồng nghĩa với đó là hàng hóa trở nên khan hiếm, giá cả rất đắt đỏ,…
Tất cả những điều trên đều khiến cho cuộc sống của người dân ngày càng khó khăn hơn.
Mỹ có thể cấm vận các nước vì nhiều quyền lợi riêng của Mỹ. Ta có thể dễ thấy rằng Mỹ luôn là một trong 5 quốc gia có một nền kinh tế rất phát triển trên thế giới.
Hơn thế nữa, thị trường tài chính của Mỹ cũng là một thị trường lớn nhất và cũng có tầm ảnh hưởng nhất.
Vì vậy mà mọi quốc gia đều muốn hợp với Mỹ để có thể phát triển, có được những sự bảo vệ của đất nước này. Chính những điều này mà dường như Mỹ mọi quyền lực và sức ảnh hưởng cũng rất lớn.
Cũng kể từ đó, Mỹ đã “lạm dụng” các lệnh cấm vận dưới danh nghĩa là của Liên Hợp Quốc nhằm khẳng định vị thế. Bên cạnh đó là gia tăng việc chèn ép những nước yếu thế hơn phải đi vào đúng quỹ đạo của mình.
Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn cũng đã biết cấm vận là gì rồi phải không nhỉ? Còn chần chừ gì nữa kà không mau theo dõi GiaiNgo ngay thôi nào!