Để thể hiện các số liệu, tỷ lệ một cách dễ hiểu nhất người ta thường sử dụng biểu đồ. Sau đây, GiaiNgo sẽ hướng dẫn bạn cách vẽ biểu đồ tròn nhé!
Biểu đồ tròn thường được dùng để mô tả cơ cấu, tỷ trọng, tỉ lệ các thành phần trong một tổng thể. Nếu trong bài tập địa lý xuất hiện các cụm từ như: tỷ trọng, tỷ tệ, quy mô và cơ cấu, thay đổi cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu,… thì thường phải sử dụng biểu đồ tròn.
Ngoài ra, nếu đề bài cho nhiều thành phần để vẽ nhưng có mốc thời gian nhỏ hơn hoặc bằng 3 năm thì chúng ta có thể sử dụng biểu đồ tròn. Biểu đồ tròn sẽ thể hiện phần trăm của các số liệu được cho. Qua đó, giúp chúng ta dễ dàng so sánh các thành phần bằng mắt thường.
Cách nhận xét biểu đồ tròn là một trong những kỹ năng bạn không nên bỏ qua. Các bài tập địa lý ở cấp 2, cấp 3 chắc chắn sẽ có lúc chúng ta gặp dạng biểu đồ này. Sau đây, GiaiNgo sẽ hướng dẫn bạn một số cách nhận xét biểu đồ tròn trong địa lý.
Mỗi loại biểu đồ sẽ có một cách vẽ nhất định. Nếu bạn biết cách vẽ thì biểu đồ sẽ đẹp, nhanh và chính xác hơn. Dưới đây là các bước để vẽ biểu đồ tròn địa lý giúp tiết kiệm thời gian nhất.
Bước 1: để vẽ biểu đồ tròn thì chúng ta phải xử lý số liệu. Nếu số liệu cho ban đầu là tỷ đồng, triệu người thì ta phải đổi sang số liệu về dạng %.
Bước 2: Xác định bán kính của hình tròn. Lưu ý: phải chọn bán kính sao cho phù hợp với khổ giấy đang vẽ để biểu đồ được đẹp hơn.
Bước 3: Chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng tỉ lệ (1% ứng với 3,6 độ). Vẽ các tỉ lệ vừa đổi được ở trên vào hình tròn.
Lưu ý: Khi vẽ các nan quạt nên bắt đầu từ tia 12 giờ. Sau đó, vẽ lần lượt theo chiều thuận với chiều quay của kim đồng hồ để không bị nhầm lẫn.
Bước 4: Ghi tỉ lệ của các thành phần lên biểu đồ. Chọn ký hiệu phù hợp với từng yếu tố và ghi chú thích.
Ngoài cách vẽ biểu đồ thông thường, bạn còn có thể vẽ biểu đồ trên máy tính. Cách vẽ biểu đồ bằng công cụ phù hợp khi thuyết trình, bảo vệ luận án,… Điều này, giúp người đọc dễ hình dung vấn đề bạn đang đề cập đến.
Sau đây là các cách vẽ biểu đồ tròn bằng công cụ.
Bước 1: Mở phần mềm Word ra. Chọn thẻ Insert -> Chart.
Bước 2: Sau khi hộp thoại Insert Chart xuất hiện, chọn Pie. Sẽ có nhiều dạng biểu đồ tròn xuất hiện, chọn dạng biểu đồ mà bạn muốn vẽ. Sau đó nhấn Ok.
Bước 3: Một bảng tính xuất hiện kèm theo biểu đồ tròn. Nhập số liệu, tỷ lệ phần trăm đã quy đổi vào bảng tính đó.
Bước 4: Biểu đồ sẽ xuất hiện theo số liệu bạn đã nhập ở bước 3.
Bước 1: Chuẩn bị dữ liệu để tạo biểu đồ.
Bước 2: Bôi đen dữ liệu cần vẽ biểu đồ tròn.
Bước 3: Sau đó chọn Insert. Tiếp theo chọn biểu tượng của biểu đồ hình tròn. Chọn kiểu biểu đồ cần vẽ.
Bước 4: Biểu đồ hình tròn sẽ xuất hiện trong bảng tính Excel. Bạn có thể thay đổi màu sắc, thêm ghi chú, thêm tiêu đề theo ý của bạn.
Bước 1: Chọn Insert, sau đó chọn Chart
Bước 2: Chọn Pie
Bước 3: Chọn dạng biểu đồ tròn thích hợp cho số liệu của bạn. Sau đó bấm OK.
Bước 4: Một bảng Excel sẽ xuất hiện. Chỉnh số liệu và tiêu đề trong bảng số liệu trên Excel. Sau khi chỉnh xong đóng file Excel này lại.
Bước 5: Biểu đồ tròn lại xuất hiện với số phần trăm tương ứng. Chỉnh sửa và bỏ những chi tiết thừa là xong.
Bài 1: Cho bảng số liệu sau:
a) Vẽ biểu đồ hình tròn biểu diễn tỉ lệ dân số các châu lục, năm 2008:
b) Qua bảng số liệu và biểu đồ trên, nhận xét về sự gia tăng dân số của châu Á ; nhận xét về số lượng, tỉ lệ dân số châu Á so với các châu lục khác trên toàn thế giới năm 2008.
Sau đây, GiaiNgo sẽ hướng dẫn bạn cách giải bài tập này nhé!
a) Vẽ biểu đồ hình tròn:
b) Nhận xét biểu đồ tròn:
Bài 2: Dựa vào bảng số liệu sau, hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện tỉ trọng GDP theo ngành kinh tế nước ta năm 2017 và nhận xét sự thay đổi tỉ trọng GDP theo ngành kinh tế nước ta từ năm 2017 đến 2020?
Tỉ trọng GDP theo ngành kinh tế của nước ta năm 2017 và 2020 (đơn vị: %)
Cách giải bài 2 tương tự bài 1. Quý bạn đọc tự giải bài này.
Bài 3: Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2015 và năm 2020 (Đơn vị: %)
a. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2015 và năm 2020.
b. Nhận xét cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2015 và năm 2020.
Sau đây, GiaiNgo sẽ hướng dẫn bạn cách nhận xét cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2015 và năm 2020.
Qua bài viết trên bạn thấy cách vẽ biểu đồ tròn có đơn giản không nào? Hãy theo dõi GiaiNgo để thu thập thêm nhiều thông tin bổ ích hơn nhé!