Với thời tiết nóng bức như hiện nay, việc sử dụng điều hòa ngày càng nhiều. Thế nhưng bạn đã biết cách dùng điều hòa tiết kiệm điện chưa? Hãy để GiaiNgo mách bạn bí kíp sử dụng điều hòa sao cho tiết kiệm và hiệu quả nhé!
Điểm danh 10 cách dùng điều hòa tiết kiệm nhất do GiaiNgo tổng hợp được:
Không ít người truyền tai nhau mẹo tiết kiệm điện cho điều hòa bằng chế độ Dry. Khi sử dụng chế độ Dry, máy lạnh sẽ giữ lại hơi ẩm trong không khí. Nó mang lại không khí khô ráo cho căn phòng. Điều này làm cho bạn có cảm giác thoải mái hơn khi sử dụng ở chế độ Cool.
Được biết, công suất tiêu thụ điện năng của Dry thấp hơn so với Cool nhiều lần. Do đó, chế độ Dry thực sự có phần tiết kiệm hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào sử dụng chế độ Dry cũng tiết kiệm điện.
Bạn nên kiểm tra nhiệt độ phòng trước khi sử dụng Dry. Nếu thời tiết nóng ẩm, oi bức thì nên dùng chế độ Dry. Nếu thời tiết khô nóng thì lựa chọn phù hợp cho bạn là chế độ Cool.
Bật điều hòa 30 độ không gây tốn điện. Điều này sẽ đúng khi nhiệt độ trong phòng dao động từ 30 – 35 độ C. Tuy nhiên trong trường hợp nhiệt độ bên ngoài chênh lệch quá lớn thì việc tiêu thụ điện năng của phòng máy lạnh 30 độ C vẫn không hề suy giảm.
Việc bật điều hòa 30 độ có tốn điện hay không phụ thuộc vào nhiệt độ trong phòng so với nhiệt độ môi trường bên ngoài. Tùy vào các yếu tố mà mức độ tiêu tốn điện sẽ cao hay thấp.
Theo các chuyên gia, nhiệt độ máy lạnh tốt nhất cho sức khỏe chúng ta là từ 25 đến 28 độ C. Đối với trong phòng có trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, bạn nên cài nhiệt độ từ 28 đến 30 độ C.
Bạn nên cài đặt điều hòa chênh lệch tối đa trong khoảng 8-10 độ C so với nhiệt độ môi trường bên ngoài. Càng ít chênh lệch thì càng tốt.
Tùy vào công suất BTU mà máy lạnh tốn bao nhiêu điện một ngày. Hiện nay máy lạnh có những loại như 9000 BTU, 12000 BTU, 18000 BTU, 24000 BTU,…
BTU là ký hiệu chỉ giá trị nhiệt của nhiên liệu, nó cho chúng ta biết công suất hoạt động của máy. Dưới đây là công thức đổi BTU ra kW:
1 kW = 3412,14 BTU/h
1000 BTU = 0,293 kW
9000 BTU = 1 HP (1 ngựa)
Theo công thức trên, công suất làm lạnh của một chiếc máy lạnh 9000 BTU là: 9000/3412,14 = 2,637 kW. Bạn có thể áp dụng công thức này để tính điện của những loại máy lạnh có công suất hoạt động khác.
Máy lạnh 1.5 ngựa tốn 1129kW điện 1 giờ. Máy lạnh có mức công suất khác nhau sẽ tiêu thụ điện năng ở mức khác nhau. Các sản phẩm có công suất càng lớn thì càng tiêu thụ nhiều điện năng.
1 HP (ngựa) = 0.736kW = 736W = 9000BTU
Cách tính số điện trong vòng 1 giờ của máy lạnh 1.5 HP:
1.5 HP = 1,5HP x 0.746 = 1119 kW.
1 HP (công suất điện, công suất máy nén) = 750 W (công suất điện) = 9000 BTU/h (công suất lạnh). Công suất lạnh = W.
Nội dung bên dưới sẽ hướng dẫn bạn cách tính công suất lạnh cần thiết cho căn phòng theo đơn vị tính Btu/h.
Công thức: 1 m2 x 600 BTU. Trong đó, BTU là đơn vị nhiệt của Anh, được dùng để đo công suất của các thiết bị sưởi hoặc làm lạnh.
Ví dụ, phòng có diện tích 15m2 bạn sẽ tính được: 15 m2 x 600 BTU = 9.000 BTU tương đương chiếc máy lạnh công suất 1 HP (1 HP = 1 ngựa tương đương 9.000 BTU).
Chi tiết như sau:
– Phòng có kích thước: 3 x 4 x 3m = 36 m3. Chọn máy lạnh 1 Hp
– Phòng có kích thước: 4 x 5 x 3m = 60 m3. Chọn máy lạnh 1.5 Hp
– Phòng có kích thước: 4 x 6 x 3.5m = 84 m3. Chọn máy lạnh 2 Hp
– Phòng trên 30 m2 tới 40 m2 (dưới 120 m3). Chọn máy lạnh 2.5 HP
Cách bật/ tắt điều hòa Panasonic:
Các chế độ trên điều hòa Panasonic:
Vừa rồi là những chia sẻ của GiaiNgo bật mí cho bạn đọc cách dùng điều hòa tiết kiệm điện. Hi vọng qua bài viết này, bạn không còn lo lắng vì hóa đơn tiền điện khi sử dụng điều hòa nữa. Đừng quên chia sẻ và để lại bình luận ở bên dưới nhé!