Cách chăm sóc sen đá như thế nào để cây phát triển tốt?

Sen đá là loại cây được nhiều bạn trẻ chọn trồng để trang trí bàn học, góc làm việc; vì đơn giản nó nhỏ nhắn và dễ thích nghi ở nhiều điều kiện sống khác nhau. Tuy nhiên, sen đá có thể chết bất kì lúc nào nếu bạn không biết cách chăm sóc chúng. Theo chân GiaiNgo để tìm hiểu cách chăm sóc sen đá đúng cách nhé!

Sen đá là gì? Ý nghĩa sen đá

Cây sen đá là loài cây nhỏ, khi trồng trong chậu ta gần như không thấy thân cây mà chỉ thấy phần lá. Đặc biệt lá cây có vẻ ngoài khô, bên trong mọng nước và xếp thành hình bông hoa, nhất là hình hoa sen. Cây sen đá ở nước ta có nhiều tên gọi khác nhau như cây liên đài hay hoa đá.

cach cham soc sen da

Sen đá ưa mọc ở nơi nhiều đá sỏi và khô cằn. Vì vậy, chúng phải tích trữ nhiều nước để duy trì sự sống qua những ngày hạn kéo dài. Bên cạnh đó, sen đá còn được mệnh danh là “loài cây bất tử”; vì chúng cực kì dễ trồng và thể có thích nghi với mọi loại địa hình, khí hậu.

Đặc biệt lá bị rụng khi tiếp xúc với đất có thể mọc ra chồi non thành cây mới. Chính vì vậy, sen đá tượng trưng cho một tình yêu bền chặt, vĩnh cửu và không thay đổi. Ngoài ra, sen đá còn hấp dẫn người khác bởi sức sống dẻo dai, bền bỉ biểu tượng cho đức tính kiên trì và quật cường.

Các loại sen đá

Trong bài viết này, GiaiNgo sẽ tổng hợp giúp bạn một số loại sen đá phổ biến và được trồng nhiều nhất ở Việt Nam. Chắc chắn bạn sẽ có một cái nhìn đa dạng hơn về loài cây mọng nước độc đáo này.

Sen đá Phật Bà

Cây có nhiều mụn nước mọc xung quanh thân chính, lá có màu xanh nhưng ở phần đầu lá lại có màu đỏ tía. Đặc biệt, lá được xếp tầng tầng tỏa ra như đài sen của Phật Bà Quan Âm. Sen đá Phật Bà biểu trưng cho một tình bạn vĩnh cửu, bền lâu.

cach cham soc sen da

Sen đá Dù Hồng

Sen đá Dù Hồng có lá xếp dày và khít với nhau tạo thành hình tròn. Các thân nhánh mọc ra thân dài, chùm nhánh mọc úp xuống như những chiếc dù. Cây sen đá Dù Hồng mang biểu tượng cho tình thân bền chặt, dài lâu.

cach cham soc sen da

Sen Thạch Ngọc

Sen Ngọc Thạch có lá mọng nước, tròn hơi thon dài, cuối lá có màu xanh, đỏ hoặc tím giống những viên ngọc thạch. Chúng mang ý nghĩa phong thủy như đêm đến sẽ đủ đầy và giàu sang.

cach cham soc sen da

Sen đá Thái

Sen đá Thái có lá mỏng, hơi cong, có hình ngũ giác xếp tầng tầng lớp lớp quanh thân. Trên những phiến lá có một lớp phấn mỏng. Cây tượng trưng cho sự trường tồn, vĩnh cửu.

cach cham soc sen da

Sen đá móng rồng

Sen đá móng rồng là dòng khỏe nhất trong dòng thực vật mọng nước. Lá cây dài và thon dần về cuối mặt; mặt sau của lá có những đường kẻ trắng giống như móng vuốt của rồng. Loài cây này mang ý nghĩa may mắn và tiền tài cho người sở hữu.

cach cham soc sen da

Sen đá Ruby

Sen đá Ruby là loài thân cỏ, mọng nước và xanh quanh năm. Lá cây có màu xám xanh, lá dày, đỉnh lá hơi có màu tím đỏ. Sen đá Ruby được mệnh danh là sen đá đẹp vì nhìn chúng như những viên đá quý xinh đẹp.

cach cham soc sen da

Kinh nghiệm trồng sen đá

Dưới đây là một số lưu ý nhỏ khi trồng sen đá tại nhà mà các bạn cần biết:

Đất trồng

Sen đá ưa nơi khô ráo, không thích nơi ẩm ướt. Hỗn hợp đất trồng sen đá phải đáp ứng được 3 yếu tố sau: tơi xốp, thoáng khí và thoáng nước tốt, đầy đủ chất dinh dưỡng.

cach cham soc sen da

Cách đơn giản nhất để có được chậu đất trồng sen đá tốt, bạn có thể đi mua đất trộn sẵn tại các cửa hàng; đã được pha trộn tỷ lệ hợp lý để cây phát triển. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự tìm hiểu cách trộn đất trồng sen đá từ các nguyên liệu đơn giản tại nhà.

Bạn nên lưu ý rằng, sau khi đã trộn đất trồng sen đá thành công; trồng cây vào rồi thì nên để chậu cây ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Bạn hãy tưới nước sau 2 – 3 ngày.

Chậu trồng

Sen đá phải được trồng trong chậu có lỗ thoát nước. Kinh nghiệm cho bạn là nên chọn những chậu trùng bằng đất nung bằng gỗ mộc. Chất liệu đất nung hay gỗ có khả năng hút nước cao giúp thoát nước nhanh chóng cho cây.

cach cham soc sen da

Cách chăm sóc sen đá

Sen đá là loài cây cực dễ trồng nhưng không vì thế mà chúng ta bỏ qua công đoạn chăm sóc sen đá đúng cách. Để có được một chậu sen đá xanh tươi và phát triển tốt, các bạn cần chú ý những yếu tố sau:

Nước

Cung cấp lượng nước vừa phải cho sen đá; vì sen đá có tính tích nước nên khả năng chịu được hạn tương đối tốt. Hạn chế tưới nước vào mùa đông. Tùy vào môi trường trồng mà lượng nước tưới sẽ khác nhau, thường cách 2 – 5 ngày thì tưới 1 lần (tùy vào độ thấm hút của đất).

cach cham soc sen da

Ánh sáng

Đặt cây ở nơi ánh sáng vừa phải, không quá gắt cũng không quá râm. Nếu sen đá đặt ở những nơi thiếu sáng thì nên phơi nắng thường xuyên 2 – 3 ngày/ lần, mỗi lần từ 4 – 5 tiếng vào buổi sáng là tốt nhất.

Phân bón

Sen đá là cây có khả năng sinh trưởng rất tốt nên không cần quá nhiều chất dinh dưỡng. Bạn có thể bổ sung thêm phân dê, phân bò hay phân tan chậm hàng tháng cho chậu sen đá.

Phòng bệnh

Cây dễ bị nấm mốc và đốm là vào mùa mưa khi độ ẩm không khí tăng cao. Nếu lá cây có biểu hiện lấm tấm đen, thối nhũn và lan rộng ra toàn thân cây; bạn cần cắt bỏ lá hư và thay đất cho cây. Bạn cũng có thể đặt chậu ở nơi khô ráo hay dùng đèn huỳnh quang tỏa nhiệt để giữ cây không bị ẩm ướt.

Nếu cây sen đá bị rệp sáp, nhện đỏ tấn công thì đặt riêng chậu đó khỏi các chậu trồng khác và phun thuốc trị rệp để diệt trừ sâu bệnh.

cach cham soc sen da

Giá sen đá hiện nay

Tại Việt Nam, sen đá được ưa chuộng vì có tính thẩm mỹ cao; không yêu cầu thời gian chăm sóc, sống lâu và giá cũng khá rẻ. Sen đá có giá dao động từ 20.000 – 300.000/cây tùy vào kích cỡ và giống sen đá.

cach cham soc sen da

Ngoài ra, nhiều shop còn thiết kế theo yêu cầu của khách kết hợp nhiều loại sen đá; có màu sắc và kích thước khác nhau tạo ra chậu tiểu cảnh vô cùng đẹp. Nếu bạn muốn có chậu sen đá đẹp kèm với các phụ kiện trang trí thì mức giá sẽ rơi từ 600.000 trở lên.

Ở bài viết trên, GiaiNgo đã gợi ý cho bạn những lưu ý cần thiết khi trồng sen đá cũng như cách chăm sóc sen đá đúng cách. Theo dõi GiaiNgo để có thật nhiều thông tin hữu ích nhé!