Cách bày mâm ngũ quả như thế nào? Gợi ý một số mẫu chuẩn

Bên cạnh việc trang trí nhà cửa thì chuẩn bị mâm ngũ quả là việc mà mỗi gia đình đều cần phải làm mỗi độ Tết đến Xuân về. Nó không chỉ làm đẹp ngôi nhà của bạn mà còn mang ý nghĩa thờ cúng vô cùng thiêng liêng. Vậy có những cách bày mâm ngũ quả nào? Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu ý nghĩa của việc bày mâm ngũ quả qua bày viết dưới đây nhé!

Cách bày mâm ngũ quả đẹp và ý nghĩa nhất

Cách bày mâm ngũ quả đơn giản, ý nghĩa

Mâm ngũ quả đơn giản cũng phải có đủ 5 loại trái cây khác nhau. Tùy vào điều kiện mỗi vùng miền mà cách chọn và bày trái cây lên mâm cũng khác nhau. Thông thường, người Việt thường bày mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách.

cách bày mâm ngũ quả

Việc trưng bày mâm ngũ quả ngày Tết thường mang ý nghĩa thờ cúng ông bà tổ tiên. Ngoài ra mâm ngũ quả dùng trong ngày cưới tương tự như một món lễ vật, mang ý nghĩa tốt lành cho đôi trẻ.

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết

Nếu căn cứ theo màu sắc trong triết lý phương Đông thì mâm ngũ quả phải có 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau. 5 quả tượng trưng có 5 yếu tố ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.

Tùy theo từng vùng miền sẽ chọn các loại quả khác nhau. Nhưng nhìn chung người ta đều chọn những quả theo các màu sắc sau:

  • Màu xanh – ứng với hành Mộc. Đa số mọi người đều chọn chuối xanh đặt dưới cùng vì nó trông như một bàn tay đang hứng lấy những trái ngọt khác.
  • Màu vàng – ứng với hành Thổ nên được đặt ở giữa, trong lòng nải chuối. Có thể dùng phật thủ hoặc bưởi chín vàng trong mâm ngũ quả.
  • Màu đỏ – ứng với hành Hỏa như ớt sừng (miền Bắc), cam, quýt chín, hồng,…
  • Màu trắng – ứng với hành Kim như roi, đào,…
  • Màu đen – ứng với hành Thủy như mận, hồng xiêm,…

cách bày mâm ngũ quả

Cách bày mâm ngũ quả ngày cưới/đám cưới

Văn hóa ở hai miền Nam – Bắc khác nhau nên cách bày mâm ngũ quả ngày cưới ở hai miền cũng có đôi nét khác nhau. Một số điểm khác biệt điển hình là:

Miền Bắc

Mâm ngũ quả trong ngày cưới ở miền Bắc thường có các loại trái cây mang ý nghĩa chúc phúc cho tương lai của đôi nam nữ như sau:

  • Chuối: Tượng trưng cho sự đa phúc, giàu con cái.
  • Bưởi: Cuộc sống ấm no, thành đạt “an khang thịnh vượng”
  • Đu đủ: Cuộc sống đầy đủ, sung túc, giàu có.
  • Thơm: Sang trọng, thơm tho, quý phái.
  • Dưa hấu: May mắn, ngọt ngào.
  • Đào: Thăng tiến trong tình yêu và sự nghiệp.

Để có mâm ngũ quả đẹp bạn phải lựa chọn trái nào cứng xếp bên dưới, trái nào mềm xếp bên dưới để tránh bị dập nhé.

cách bày mâm ngũ quả

Miền Nam

Khác với miền Bắc, người miền Nam thường hay suy ra ý nghĩa từ tên gọi. Người miền Nam quan niệm chuối có ý nghĩa là chúi mũi, trượt vỏ chuối,… Hay cam có mang nghĩa cam chịu, cực khổ. Bởi vậy họ thường kiêng kỵ, không sử dụng những quả này trong mâm ngũ quả.

Thông thường mâm ngũ quả ngày cưới người miền Nam thường gồm các loại trái có màu sắc và tên gọi thể hiện sự bình an, hạnh phúc như:

  • Thanh long: Cả tên và hình dáng đề thể hiện nghĩa “Rồng mây hội tụ”, sang trọng.
  • Xoài cát: Thể hiện sự tiêu xài thoải mái.
  • Mãng cầu: Cầu được ước thấy.
  • Táo đỏ: Thăng tiến trong sự nghiệp, may mắn.
  • Nho: Con đàn cháu đống, khắng khít như một.

Nên chọn các loại trái cây tươi ngon, quả vừa phải, không trầy xước để tạo sự bắt mắt cho mâm ngũ quả. Số lượng quả không cần nhiều, chỉ cần đầy đủ là được.

cách bày mâm ngũ quả

Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc

Mâm ngũ quả Tết ở miền Bắc thường gồm các loại trái cây như: chuối, dưa hấu (màu xanh); bưởi, phật thủ, cam, quýt (màu vàng); hồng, ớt, táo tây (màu đỏ); đào, lê (màu trắng); mận hoặc nho (màu đen). Những màu sắc khác nhau mang những ý nghĩa riêng biệt.

cách bày mâm ngũ quả

Trong mâm ngũ quả ở miền Bắc, nải chuối xanh luôn được đặt dưới cùng giống như bàn tay nâng đỡ, thể hiện sự che chở, bao bọc. Quả bưởi hoặc phật thủ sẽ được đặt ở chính giữa nải chuối. Những loại quả khác sẽ được sắp xếp xung quanh sao cho hài hòa, cân đối nhất.

Cách bày mâm ngũ quả miền Nam

Khác với người miền Bắc, người miền Nam luôn quan niệm mâm ngũ quả mang theo ước vọng “cầu sung vừa đủ xài”. Bởi vậy họ luôn chọn các loại quả như mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài để thể hiện mong muốn có một năm mới sung túc, đủ đầy.

cách bày mâm ngũ quả

Đa số người miền Nam đều bày mâm ngũ quả theo kiểu là đặt đu đủ, dừa, xoài lên mâm trước. Sau đó mới bày những loại quả khác lên trên, tạo thành hình dáng ngọn tháp.

Ngoài ra mâm ngũ quả của miền Nam còn có thêm quả thơm với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh để cầu may mắn.

Cách bày mâm ngũ quả không có chuối

Trong mâm ngũ quả ở miền Bắc và miền Trung bắt buộc phải có chuối vì chuối thể hiện sự bao bọc, che chở cho tất cả mọi vật.

Trong mâm ngũ quả ở miền Nam không có chuối bởi vì người miền Nam cho rằng chuối có âm đọc như “chúi”, thể hiện sự đi xuống. Đối với mâm ngũ quả không có chuối, chúng ta cũng bày biện như cách bình thường.

Đó là đặt những quả có hình dáng to và trọng lượng nặng ở dưới trước để tạo thế, sau đó bày những quả khác lên trên.

cách bày mâm ngũ quả

Cách bày mâm ngũ quả Trung thu đơn giản

Cách bày mâm ngũ quả Trung thu đa phần cũng giống cách bày mâm ngũ quả Tết, mâm ngũ quả ngày cưới. Tùy theo mỗi gia đình mà độ cầu kỳ sẽ khác nhau. Một số gia đình thường tỉa hoa quả thành những hình thù ngộ nghĩnh thích hợp cho dịp Tết thiếu nhi này. Nhiều chị em khéo tay còn làm cả những chú chó “lông xù” bằng bưởi trông rất bắt mắt.

cách bày mâm ngũ quả

Tùy vào trọng lượng và kích cỡ của từng loại mà người ta sẽ sắp xếp mâm ngũ quả như thế nào cho hài hòa và không bị đổ. Những trái nặng sẽ được xếp ở dưới, sau đó các loại trái cây khác xếp cố định ở xung quanh.

Cách chưng trái cây hình tháp

Để có một mâm ngũ quả hình tháp đẹp, bạn nên chọn những trái tròn, đều và kích cỡ chỉ lệch nhau một chút. Bên cạnh đó bạn có thể chuẩn bị thêm xốp hoặc mút để tạo hình tháp dễ hơn.

Dưới đây là một số mâm ngũ quả hình tháp đẹp để bạn tham khảo:

cách bày mâm ngũ quả

cách bày mâm ngũ quả

cách bày mâm ngũ quả

cách bày mâm ngũ quả

Ý nghĩa mâm ngũ quả là gì?

Ý nghĩa mâm ngũ quả

Không biết từ bao giờ mâm ngũ quả đã xuất hiện và trở thành một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền, hay những dịp quan trọng của người Việt Nam.

Việc chuẩn bị mâm ngũ quả thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tỏ lòng nhớ về các bậc ông bà tổ tiên của chúng ta. Mâm ngũ quả tượng trưng cho thành quả lao động cả năm của con cháu dâng lên ông bà.

cách bày mâm ngũ quả

Ở miền nào mâm ngũ quả cũng đều mang một ý nghĩa chung là dâng lên tổ tiên những loại quả ngon để thể hiện sự hiếu thảo. Bên cạnh đó nó cũng tượng trưng cho ước mong những điều tốt đẹp, bình an đến với gia đình. Mâm ngũ quả còn tượng trung cho mong muốn âm dương hòa hợp, vạn vật sinh sôi.

Ngoài ra, mâm ngũ quả có 5 loại tượng trưng cho 5 yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Có nghĩa là thể hiện sự gắn kết, đầy đủ, đem lại may mắn cho gia chủ. Theo một số nghiên cứu, số 5 là con số trung tâm, số của sự sống. Các loại quả là biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực của người Việt Nam.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết

Trong tâm thức người Việt, “ngũ” thể hiện ước muốn đạt được “ngũ phúc lâm môn”: phú (giàu), quý (sang), thọ (sống lâu), khang (khỏe mạnh) và ninh (bình an). Theo đó, các loại quả được bày trong mâm ngũ quả ngày Tết cũng mang những ý nghĩa nhất định, chẳng hạn như:

  • Dừa: có âm tương tự như “vừa”, có nghĩa là đủ, không thiếu.
  • Sung: gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe, tiền bạc.
  • Đu đủ: mang đến sự thịnh vượng.
  • Xoài: có âm tương tự “xài”, kết hợp với đu đủ thể hiện mong muốn đủ xài.
  • Thanh long: rồng mây hội tụ.

cách bày mâm ngũ quả

Ý nghĩa mâm ngũ quả Trung thu

Mâm ngũ quả là thứ không thể thiếu vào mỗi dịp Trung thu. Mâm ngũ quả được bày ra trước hết để cúng tổ tiên, cúng đất trời. Sau đó là để mọi người, đặc biệt là trẻ em phá cỗ trong đêm Trung thu.

Ngoài ra, mâm ngũ quả Trung thu còn là thứ để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, giúp mọi người làm ăn thuận lợi. Mỗi loại trái cây đề có những ý nghĩa riêng và tượng trưng cho những điều tốt lành sẽ tới với mọi thành viên trong gia đình.

Trên đây là những chia sẻ của GiaiNgo về những điều liên quan đến mâm ngũ quả. Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết cách bày mâm ngũ quả thế nào cho đúng. Rất mong được gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.