Ngày nay, với tốc độ phát triển nhanh chóng của xã hội, Internet là một nơi lý tưởng để làm quen bạn mới, trò chuyện. Nhưng mặt trái của nó thì đây cũng chính là nơi chỉ trích, miệt thị người khác.
Vậy, bạn đã biết Body shaming là gì chưa, và nó ảnh hưởng đến bạn thế nào? Cùng GiaiNgo xem qua bài viết sau đây để cập nhập thêm thông tin về vấn nạn này nha!
Body Shaming là những lời nói mang nghĩa “miệt thị” chê bai ngoại hình của người khác, chế giễu. Đây có thể là những lời lẽ cay nghiệt đi quá giới hạn, trở thành xúc phạm người khác. Đây cũng có thể là những lời nói xuất phát chính từ trong suy nghĩ của mình.
Những lời nói này không hề mang nghĩa tích cực, khiến người nghe cảm thấy khó chịu hoặc cao hơn là bị tổn thương tinh thần. Body shaming cũng có thể là những câu nói đơn giản như “gầy như nghiện” hay “mập như heo” nhưng vẫn khiến người nghe không hài lòng và tổn thương.
Body shaming viết tắt là BDSM. Điểm chung của Body shaming chính là lấy ngoại hình làm thước đo để chỉ trích một đối tượng. Hành vi chế giễu hoặc chê trách ai đó về ngoại hình của họ chính là BDSM.
Có nhiều loại miệt thị cơ thể như: miệt thị thân hình, miệt thị màu da, miệt thị làn da, miệt thị phẫu thuật thẩm mỹ, miệt thị khuôn mặt,… Trường hợp body shaming phổ biến là fat shaming – sự miệt thị về cân nặng như mập, béo phì.
Những người có ngoại hình gầy, ốm yếu nhiều khi cũng bị mỉa mai như “Con trai mà gầy thế”, “Ăn gì nhìn như nghiện vậy”, “Ốm gì mà trơ xương”,… Vóc dáng luôn là vấn đề để chỉ trích ngoại hình.
Thực trạng hiện tại của Body shaming diễn ra ngày càng nhiều dưới nhiều hình thức và nhiều kiểu khác nhau. Body Shaming xảy ra ở hầu hết mọi nơi, mọi quốc gia, dân tộc, mọi ngóc ngách trong đời sống như trường học, nơi làm việc, gia đình,…
Đặc biệt hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, các trang mạng xã hội như Twitter, Facebook, Zalo,… cũng trở thành nơi lý tưởng cho việc miệt thị người khác. Họ có thể ngang nhiên miệt thị và công kích người khác mà không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì.
Họ gõ chữ thông qua bàn phím và không cần để ý lời nói của mình có bao nhiêu sự xúc phạm và để lại hậu quả cho người khác. Thậm chí còn có những kẻ thích săm soi ngoại hình người khác, coi Body shaming như một thú vui, giải trí của mình.
Dấu hiệu nhận biết Body shaming:
Chế giễu người khác thông qua lời nói:
Tóm lại, có một dấu hiệu cơ bản để nhận biết đó là Body shaming chính là việc nhận xét về ngoại hình của người khác một cách thiếu tôn trọng, tế nhị, lịch sự, mang ý bỡn cợt và khiến người nghe khó chịu. Giới hạn giữa nhận xét chân thành, đùa cợt và Body shaming chỉ là một sợi dây mong manh.
Vì vậy, hãy sáng suốt khi cố ý đù cợt hay nhận xét về ai đó, đặc biệt là về ngoại hình của họ. Vì bạn có thể không biết rằng, những lời nói của chính bạn ảnh hưởng đến họ như thế nào đâu.
Mặc dù những lời nhận xét không hay về ngoại hình của một người chỉ mang tính đùa vui nhưng nó có thể gây ra những hậu quả của BDSM là vô cùng nghiêm trọng. Cụ thể:
Dẫn đến sự tự ti về ngoại hình
Hầu hết khi bị chỉ trích, rất nhiều người đã không thể nào gạt bỏ được tâm trạng tự ti, nhút nhát và tránh né người khác. Đặc biệt là các em đang ở lứa tuổi dậy thì, khi mà tâm lý dễ nhạy cảm. Thậm chí có một số trường hợp còn tìm đến cái chết vì không chịu nổi áp lực từ việc liên tục bị chê bai ngoại hình.
Làm suy sụp tinh thần
Ban đầu các nạn nhân khi phải đối mặt với Body shaming sẽ chỉ thấy buồn bã, thất vọng. Tuy nhiên kéo dài lâu dần sẽ tạo nên áp lực, sự tổn thương nặng nề cả về thể xác lẫn tinh thần.
Nạn nhân sẽ bị ám ảnh, dần dần tin vào những lời chỉ trích của những người xung quanh. Họ tin rằng bản thân mình rất xấu, từ đó dẫn đến suy sụp tinh thần nghiêm trọng.
Giảm cân phản khoa học
Nhiều người bị chê bai là mập, quá cỡ thì sẽ nghĩ ra những cách mau chóng giảm cân. Tuy nhiên, một số người tiêu cực muốn giảm cân nhanh chóng mà giảm cân một cách phản khoa học.
Họ có thể chuyển sang ăn kiêng quá đà, nhịn ăn, tập luyện quá độ, uống các loại thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc. Lâu dần, những cách giảm cân này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn và nguy hiểm hơn sẽ gây nguy hiểm và dẫn đến tử vong.
Body shaming dường như không từ chối bất kỳ đối tượng nào. Sự thật là ai cũng có thể là nạn nhân của Body shaming. Điển hình là một số sao Việt đã phải “điêu đứng” khi trở thành nạn nhân của hành vi này.
Một số sao Việt bị Body shaming:
Cách vượt qua nỗi sợ Body shaming:
Nên hài lòng với bản thân
Theo một nghiên cứu cho thấy, người thực hiện hành vi Body shaming để hạ thấp người khác nâng bản thân họ. Thay vì để tâm tới những lời Body shaming của người khác, bạn nên tìm ra những điểm tốt, giá trị của bản thân sẽ giúp bạn tự tin hơn.
Tập cách yêu thương bản thân
Học cách yêu thương bản thân giúp bạn dễ tiếp nhận mọi thứ hơn. Yêu đầu tư chăm sóc cơ thể sẽ giúp bạn tự tin và trân trọng cơ thể mình. Dù bạn có khó trở nên đầy đặn hay dễ tăng cân đều không sao cả, miễn là bạn cảm thấy hạnh phúc.
Tập luyện và chăm sóc bản thân
Bạn nên chơi một môn thể thao, hoặc có thể luyện tập gym, yoga. Không chỉ giúp bạn trở nên đẹp hơn trong mắt mọi người, nó còn giúp cho bạn có sức khỏe tốt hơn.
Hãy nói cảm giác của bạn
Những người nhận xét về ngoại hình bạn đôi khi chỉ cho đó là những câu đùa vui. Khi không cảm thấy thoải mái với những lời nhận xét của họ, bạn nên nói rõ cảm giác của mình. Những người thật sự yêu thương bạn sẽ tôn trọng bạn và không lặp lại những từ đó nữa.
Thông qua bài viết trên, chắc các bạn đã hiểu được nhiều hơn về Body shaming là gì và những thông tin chi tiếp khác rồi nhỉ? Bạn nên yêu thương bản thân mình nhiều hơn và đừng quan tâm quá nhiều đến lời của người khác.
Bạn cũng nên cẩn thận hơn về những câu nhận xét về ngoại hình người khác nhé! Đừng quên theo dõi GiaiNgo và chia sẻ bài viết này để biết thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nữa nhé!