Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, hàng loạt chiếc điện thoại được ra đời. Vậy ai là người phát minh ra điện thoại? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của GiaiNgo để hiểu rõ hơn nhé!
Alexander Graham Bell là người phát minh ra điện thoại đầu tiên. Ông được xem là người đầu tiên tận dụng việc phát minh ra điện thoại bằng cách phát triển các ý tưởng của những người tiền nhiệm. Để từ đó biến chúng thích hợp với thị trường và thành cơ hội kinh doanh.
Nghiên cứu về thính giác và giọng nói của ông đã tiếp tục dẫn ông đến việc thử nghiệm với các thiết bị trợ thính. Cuối cùng, Alexander đã được trao bằng sáng chế đầu tiên của Hoa Kỳ cho điện thoại, vào ngày 7 tháng 3 năm 1876.
Nhờ cuộc nghiên cứu ý tưởng truyền giọng nói và phát minh điện thoại của Alexander Graham Bell, nhân loại đã được tiếp cận với cuộc cách mạng viễn thông.
Alexander Graham Bell sinh ngày 3 tháng 3 năm 1847. Mẹ của Alexander Graham Bell là một người khiếm thính. Thế nhưng bà vẫn trở thành nhạc công dương cầm rất giỏi. Cha của ông là một nhà diễn thuyết, đã xuất bản nhiều cuốn sách đến nay vẫn còn có giá trị.
Alexander Graham Bell là nhà phát minh, nhà khoa học, nhà cải cách người Scotlandsinh. Ông sinh ra và lớn lên ở Edinburgh, Scotland. Ngay từ bé, Alexander đã hình thành niềm đam mê khám phá khoa học và nghệ thuật.
Alexander Graham Bell tốt nghiệp đại học Edinburgh và London. Năm 1870 ông đã di cư đến Canada và sau đó đến Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ năm 1871. Ông trở thành công dân Hoa Kỳ năm 1882.
Alexander Graham Bell qua đời vào ngày 2 tháng 8 năm 1922 vào mùa xuân ở tuổi 75. Ông là một trong số những nhà khoa học có tuổi thọ cao và cuộc đời không nhiều sóng gió.
Tuy đã qua đời nhưng tài sản trí tuệ mà Alexander Graham Bell để lại cho cuộc đời và hậu thế có giá trị làm thay đổi thế giới.
Cùng GiaiNgo điểm qua những cột mốc quan trọng trong sự nghiệp của vị thiên tài Alexander Graham Bell nhé!
Ngay từ nhỏ, Alexander Graham Bell đã tự tìm thấy niềm đam mê qua những thứ bên ngoài thế giới. Năm 12 tuổi, Alexander Graham Bell có phát minh đầu tiên là chiếc máy tách trấu tự động.
Năm 18 tuổi, Alexander Graham Bell bắt đầu nghiên cứu về sự truyền âm. Năm 1874, 3 năm sau khi đến Mỹ, Alexander đã phát triển ý tưởng cơ bản cho điện thoại khi đang nghiên cứu máy điện báo.
Năm 1975, Alexander Graham Bell cùng trợ lí Thomas Watson đã truyền đi thành công câu nói hoàn chỉnh đầu tiên: “Watsin, tới đây đi. Tôi muốn anh tới đây”. Thiết bị này ra đời đánh dấu bước tiến công nghệ đột phá.
Phát minh đáng chú ý và thay đổi thế giới này được ông đăng ký bằng sáng chế số 174.465 vào ngày 7/3/1976.
Ngày 26/11/1876, sau những ngày tiếp tục hoàn thiện nghiên cứu, Alexander Graham Bell đã truyền âm thanh nghe rõ hơn trên một sợi dây nối giữa Cambridge và Salem (Massachusetts). Thiết kế này được dùng chuẩn cho máy phát và thu của các thiết bị thương mại năm 1877.
Sau này, Alexander Graham Bell còn thành lập The National Geographic Society, là một trong những chủ tịch và biên tập viên đầu tiên của tạp chí.
Tranh cãi về việc ai là người phát minh ra điện thoại đầu tiên, có nhiều thông tin cho rằng nhà phát minh điện thoại đầu tiên thật sự lại là Antonio Meucci.
Vào năm 1860 Antonio Meucci đã đem phát minh này thảo luận với Alexander Graham Bell. Tuy nhiên, vì không có 250$ nên ông không thể đem phát minh này gửi đến văn phòng bằng sáng chế Hoa Kỳ.
Ngày 14/2/1876 Alexander Graham Bell đã gửi phát minh cho văn phòng bằng sáng chế Hoa Kỳ. Sau đó Alexander Graham Bell được công nhận là người phát minh ra điện thoại. Có rất nhiều giả thiết vẫn nói rằng, đó là 1 trong 5 nghi án đạo ý tưởng lớn nhất mọi thời đại.
Sau hơn 1 thế kỷ, ngày 11/06/2002, thượng viện Hoa Kỳ thông qua điều luật 269 về Meucci, công nhận những đóng góp của ông và thừa nhận rằng chính ông mới là người đầu tiên phát minh ra điện thoại. Nhưng chính phủ Canada lại phản ứng mạnh mẽ bằng việc công nhận Alexander Graham Bell là nhà phát minh ra điện thoại chỉ sau đó 10 ngày.
Sự thật về “cha đẻ” của điện thoại vẫn còn khiến hậu thế tranh cãi mãi về sau.
Chiếc điện thoại di động đầu tiên ra đời vào ngày 3 tháng 4 năm 1973. Người phát minh ra điện thoại di động là Tiến sĩ Martin Cooper, cựu Tổng giám đốc đơn vị hệ thống của Motorola.
Chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới với tên gọi DynaTAC Motorola. Chiếc điện thoại này có kích thước khá to, nặng và thô kệch.
Cho đến nay, chiếc điện thoại di động đã không ngừng phát triển cả về công nghệ và kiểu dáng. Các thương hiệu sản xuất di động hàng đầu trên thị trường có thể kể đến như Nokia, Blackberry, Samsung, LG, Sony Ericsson,… Điện thoại di động đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người.
IBM và BellSouth là những người phát minh ra điện thoại thông minh đầu tiên. IBM Simon ra mắt năm 1992 được coi là chiếc điện thoại thông minh đầu tiên trên thế giới.
Đến tháng 2/1995, BellSouth Cellular và IBM tuyên bố ngừng cung cấp cũng như sản xuất IBM Simon. Chiếc điện thoại thông minh đầu tiên mặc dù tồn tại trên thị trường chưa đến 1 năm nhưng nó đã mở ra một tương lai mới cho ngành công nghiệp di động.
Thomas Edison là người đầu tiên phát minh ra bóng đèn sợi đốt. Tuy nhiên, lịch sử phát minh ra nó diễn ra khá phức tạp.
Trước Thomas Edison có rất nhiều nhà khoa học tham gia gia nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện bóng đèn sợi đốt phải kể đến như nhà khoa học người Anh Humphry Davy, Swan,… Nhưng chỉ có duy nhất ông là người tìm ra vật liệu thích hợp cho bóng đèn sợi đốt. Đó chính là sợi các bon được chế ra từ thân cây tre.
Cuối năm 1879, Edison cũng đã thành công và đăng ký bản quyền phát minh của mình ở Mỹ.
Nguồn gốc ra đời của Tivi cũng khá phức tạp. Thế giới vẫn biết đến John Logie Baird là người phát minh ra chiếc Tivi đầu tiên vào năm 1925.
John Logie Baird là một nhà phát minh người Scotland. Ông là người đầu tiên giới thiệu công nghệ truyền hình màu sử dụng bóng đèn điện tử. Phát minh đó đã đặt một dấu mốc vô cùng quan trọng trong lịch sử phát triển của công nghệ truyền hình.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin cần thiết đến bạn đọc, hy vọng bạn có thể biết ai là người phát minh ra điện thoại. Hãy cùng GiaiNgo thu nhận nhiều kiến thức bổ ích nữa nhé!