Chức danh Admin hay còn gọi là quản trị viên có lẽ không còn quá xa lạ với mọi người. Đa số mọi người chỉ biết Admin sẽ có nhiệm vụ quản lý các trang web hoặc fanpage ở trên các trang mạng xã hội. Để tìm hiểu thêm về Admin là gì? Hãy cùng GiaiNgo giải đáp thắc mắc này nhé!
Admin là từ viết tắt của Administrator. Đây là người quản lý hay còn gọi là quản trị viên các trang web, diễn đàn, hoặc các fanpage trên mạng xã hội. Admin có ví trí cao nhất trong một hệ thống làm việc.
Khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì thuật ngữ Admin ngày càng được phổ biến rộng rãi trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là một vị trí khá quan trọng trong bộ máy hoạt động của bất cứ cơ quan, tổ chức nào.
Trong môi trường công việc nào, ai cũng muốn được trở thành Admin. Nhờ vậy mà khẳng định được vị trí và năng lực của mình hơn với nhiều người.
QC Admin là người kiểm tra chất lượng nội dung, bài đăng ở trên trang web hoặc fanpage. Đây là một bộ phận quan trọng của quy trình kiểm tra chất lượng các bài đăng trước khi bài viết được xuất bản. Một bài đăng hoặc nội dung nào tiếp cận được với người dùng khi bài đăng đó có nhiều điểm tối ưu và không có lỗi.
Admin Facebook
Admin Facebook là người tạo dựng, quản lý và có tất cả quyền hạn với fanpage mà họ tạo ra. Các fanpage thường được tạo ra nhằm hướng nhiều đối tượng khác nhau. Nhằm giải trí hay mua bán kinh doanh tùy theo mục đích của người Admin.
Mỗi fanpage có thể có một hoặc nhiều Admin khác nhau. Bạn cũng có thể phân quyền Admin với các vị trí. Cụ thể như quản trị viên, biên tập,…
Admin Web
Admin một website là người nắm giữ quyền hạn cao nhất đối với website. Admin website có thể là 1 người hoặc có thể nhiều người tùy theo mục đích của người tạo ra và phân quyền sử dụng cho người khác.
Admin diễn đàn, blog, trang cộng đồng
Trên các diễn đàn, blog, trang cộng đồng là nơi bạn có thể thấy Admin nhiều nhất. Admin có quyền hạn cao nhất, họ là người sẽ kiểm duyệt nội dung mà các thành viên đăng tải trên trang của họ.
Nhiệm vụ của Admin là quản lý tất cả các công việc và hoạt động của một việc làm, một phòng ban hay một cơ quan nào đó. Họ có nhiệm vụ vừa điều hành vừa phát triển tổ chức. Admin phải giữ cho đơn vị mà mình điều hành hoạt động một cách an toàn, hiệu quả nhất có thể.
Trong thời buổi hiện đại này, Admin giữ chức vụ cao trong một cơ quan như: trưởng phòng hoặc trợ lý giám đốc. Nhìn chung thì những người Admin có chức danh cao trong một cơ quan, tổ chức.
Quản trị, kiểm soát quá trình hoạt động và tối ưu hóa website để có thể phát triển website tốt hơn và mang lại lợi ích tốt nhất cho website. Tạo ra và duy trì fanpage, group trên các trang mạng xã hội; giúp cho fanpage tăng lượt tiếp cận tới nhiều người, từ đó làm tăng tương tác cho fanpage.
Tạo ra các diễn đàn, blog, trang cộng đồng. Từ đó định hướng nội dung cho người dùng bằng cách phân các chuyên mục khác nhau tùy theo sở thích, mục đích.
Tạo, sửa, xóa các nội dung hiển thị trên website. Phân quyền sử dụng cho người dùng mới vào, hoặc thăng cấp cho người dùng. Quản lý các tài khoản đã đăng ký và thông tin đã lưu ở trên website. Quản lý nội dung và chọn lọc xóa các spam, nội dung xấu không phù hợp với chính sách mà diễn đàn đó đặt ra.
Qua bài viết trên, GiaiNgo đã giúp bạn biết được khái niệm Admin là gì và công việc của Admin là gì. Giờ đây, chúng ta có thể áp dụng ngay kiến thức để giải đáp các thắc mắc thôi nào.