Bạn đã từng nghe qua từ mindset chưa? Bài viết sau đây của GiaiNgo sẽ chia sẻ những thông tin liên quan đến thuật ngữ này. Cùng khám phá mindset là gì thông qua nội dung này nhé!
Mindset là tư duy, định hướng cách con người xử lý và đối mặt với các tình huống trong cuộc sống. Có thể nói, mindset là cách chúng ta nhìn nhận về bản thân và thế giới. Không ít người định nghĩa mindset là thế giới quan (outlook in life) hoặc tâm tính (mentality).
Mindset marketing là một phạm trù trong hệ thống tư duy dựa trên góc nhìn marketing. Cũng giống như mindset, sẽ có người mang tư duy cố định và cũng có người mang tư duy tăng trưởng. Có một mindset phát triển trong lĩnh vực này cũng là một nhân tố để bạn có thể tiến xa hơn trong nghề.
Có 2 loại mindset, đó là tư duy cố định (Fixed mindset) và tư duy tăng trưởng (Growth mindset). Điều này được xác định dựa trên những nghiên cứu về mindset của nhà tâm lý học từ đại học Stanford Carol Dweck (2006).
Growth mindset là tư duy tăng trưởng. Những người thuộc nhóm này cho rằng khả năng của con người có thể được phát triển bằng cách cố gắng và làm việc chăm chỉ.
Fixed mindset là tư duy cố định. Theo nhóm này, tài năng là bẩm sinh, luôn luôn cố định và điều này sẽ không bao giờ thay đổi.
Open mindset là tư duy mở. Đây là lối tư duy sẵn sàng cân nhắc, xem xét những ý kiến, quan điểm khác biệt. Người có tư duy mở thường không vội đưa ra phán xét, mà họ suy nghĩ toàn diện, xem xét vấn đề ở nhiều góc cạnh.
Service mindset là tư duy dịch vụ. Đây là thuật ngữ khá quen thuộc trong các ngành nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ khách hàng.
Business mindset là tư duy về cơ hội kinh doanh. Đây là tư duy nhìn vào cơ hội để bán hàng, bán càng nhiều càng tốt, muốn tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu chi phí.
Mindset có quan trọng. Bởi nó sẽ ảnh hưởng đến cách bạn đối mặt và giải quyết những thử thách trong cuộc sống. Đứng trước khó khăn, người có growth mindset sẽ không chùn bước, mà thể hiện sự cố gắng, nỗ lực vượt qua những trở ngại. Ngược lại, những người có fixed mindset sẽ dễ bỏ cuộc.
Theo giáo sư Carol Dweck, những người có fixed mindset có xu hướng tìm sự đồng thuận từ bên ngoài. Còn người có growth mindset có sự tìm tòi học hỏi và khám phá để trưởng thành. Họ sẽ nhìn nhận thất bại là cơ hội cho sự thay đổi và phát triển của bản thân.
Ba xu thế chuyển đổi mindset là thu hút sự chú ý, đưa ra thông điệp đến việc thiết kế trải nghiệm, kiểm soát quảng cáo cho đến việc thiết kế giao diện. Đối với những người làm marketing, mindset là một yếu tố rất quan trọng.
Trong chiến dịch marketing cho khách hàng, bắt buộc phải có tư duy mới để duy trì sự phát triển lâu dài cho doanh nghiệp. Do đó, nhà tiếp thị cần nắm vững ba xu thế chuyển đổi mindset đã nêu ở trên.
Vừa rồi là những chia sẻ về mindset là gì. Mong rằng nội dung trên sẽ thực sự hữu ích cho bạn đọc. Đừng quên truy cập GiaiNgo thường xuyên để đọc những bài viết hay hơn nữa nhé! Chúc độc giả có một ngày học tập và làm việc tràn đầy năng lượng.