Cách tính chi tiết nhất thời gian như thế nào? Cụ thể là một năm có bao nhiêu tuần? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, các bạn hãy cùng GiaiNgo lướt ngay xuống bài viết dưới đây để hiểu sâu hơn nhé!
Một năm thường sẽ có 52 tuần và dư ra 1 ngày. Tuy nhiên, đối với năm nhuận thì sẽ có 52 tuần và dư ra 2 ngày. Ngoài ra, tuần là một đại lượng chỉ thời gian và 1 tuần sẽ có 7 ngày.
Thế nhưng, theo như lịch của người Trung Quốc, 1 tuần sẽ có đến 10 ngày và 1 tháng sẽ có 3 tuần. Trong đó, gồm thượng tuần (từ ngày mùng 1 đầu tháng đến ngày mùng 10), trung tuần (từ ngày 11 cho đến ngày 20) và hạ tuần (từ ngày 21 đến ngày 30 cuối tháng).
Hiện nay, theo lịch của Việt Nam quy định thì một tuần sẽ có 7 ngày. Cụ thể thì 7 ngày này được gọi lần lượt theo thứ tự là: thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật.
Một năm có 4 quý, tương ứng với 12 tháng. Tương tự như tuần, quý cũng là một đại lượng chỉ thời gian. Thông thường một quý sẽ bao gồm 3 tháng.
Điều này đồng nghĩa với việc hết quý thứ tư là kết thúc một năm cũ và chuẩn bị bắt đầu một năm mới.
Quý thứ nhất của năm sẽ rơi vào 3 tháng đầu là tháng 1, tháng 2, tháng 3. Quý thứ 2 sẽ rơi tiếp vào 3 tháng tiếp theo là tháng 4, tháng 5, tháng 6.
Tiếp đó, quý thứ 3 của năm là vào tháng 7, tháng 8 và tháng 9. Cuối cùng quý thứ 4 sẽ rơi vào 3 tháng cuối của năm đó là tháng 10, tháng 11 và tháng 12.
Một năm thường sẽ có 365 ngày. Trong đó sẽ có 7 tháng có 31 ngày, 4 tháng có 30 ngày và riêng tháng 2 sẽ chỉ có 28 ngày.
Tuy nhiên, cứ trung bình 4 năm sẽ lại xuất hiện ngày nhuận. Ngày nhuận đó chính là ngày 29/2 dư ra đối với lịch dương. Vì vậy nên đối với năm nhuận sẽ có 366 ngày.
Bên cạnh đó, đối với lịch âm, năm nhuận sẽ dư ra 1 tháng và tháng đó sẽ không được cố định. Có thể sẽ là nhuận vào tháng 2, tháng 4 hay tháng 8. Nó sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp với các năm.
Sự tồn tại của năm nhuận và tháng nhuận là dựa vào chu kỳ quay xung quanh Mặt Trời của Trái Đất. Dựa vào lịch dương, một năm sẽ tương ứng với một chu kỳ quay duy nhất là 365 ngày.
Nhưng nếu chỉ dựa vào kết quả thực tế đó thì chu kỳ này sẽ không thể nào hoàn tất với từng đó ngày được. Thay vào đó, Trái Đất sẽ phải cần nhận thêm một khoảng thời gian là 365 ngày, 5 giờ, 48 phút và 46 giây để hoàn thành chu kỳ này.
Đặc biệt, nếu ta cộng dồn khoảng thời gian bị thiếu này lại với nhau thì cứ 4 năm sẽ tạo thành 1 ngày dư được thêm vào lịch dương là 29/2. Vì vậy mà những năm có ngày 29/2 sẽ được gọi là năm nhuận với 366 ngày.
Không chỉ vậy, hiện nay tại Việt Nam có 6 ngày lễ chính và mỗi năm sẽ có lịch thay đổi sao cho phù hợp với tình hình kinh tế. Chính vì vậy nên sẽ không cố định được số ngày nghỉ.
Cụ thể như sau:
Một năm bình thường sẽ có 8760 giờ. Cụ thể là 1 ngày sẽ có 24 giờ và ta sẽ lấy 24 giờ đó nhân với 7 ngày thì ra 168 giờ. Ngoài ra, 168 giờ ở đây sẽ tương ứng với 1 tuần có 168 giờ.
Một năm nếu tính theo lịch dương sẽ có 52 tuần 1 ngày. Vì vậy tính ra được 168 giờ nhân với 52 tuần đó sẽ ra được con số 8736 giờ.
Tiếp đó, bạn cộng thêm với 24 giờ của 1 ngày dư sẽ ra là 8760 giờ. Còn đối với năm nhuận, ta sẽ phải cộng thêm 5,8 giờ nữa. Như vậy năm nhuận sẽ có 8765,8 giờ.
Một năm không nhuận sẽ có 525.600 phút. Cụ thể là một giờ sẽ có 60 phút, 1 ngày có 24 giờ. Lấy 60 nhân với 24 sẽ có được 1440 phút, tương ứng với thời gian 1 ngày.
Còn 1 năm không nhuận sẽ có 365 ngày. Vậy lấy 1440 phút vừa tính được nhân với 365 ngày, ta sẽ có được kết quả là 525.600 phút. Còn đối với năm nhuận, sẽ phải cộng thêm với 348,8 phút nữa. Vậy năm nhuận sẽ có 525.948,8 phút trong một năm.
Một năm không nhuận sẽ có 31.536.000 giây. Cụ thể 1 phút có 60 giây, vậy bạn lấy 60 giây nhân với 525.600 phút và bạn sẽ có được kết quả là 31.536.000 giây.
Còn đối với năm nhuận bạn sẽ cần phải cộng thêm 20.926 giây nữa. Như vậy năm nhuận sẽ có 31.556.926 giây trong một năm.
Như vậy, thông qua bài viết trên, các bạn đã biết một năm có bao nhiêu tuần rồi phải không nào? Vậy thì các bạn còn chần chừ gì nữa mà không mau ấn theo dõi GiaiNgo ngay để cập nhật thêm nhiều thông tin nhé!