P là một đại lượng rất hay gặp trong môn Vật lý khi giải bài tập. Tuy vậy đại lượng này còn khá mới mẻ đối với những bạn lần đầu tiếp cận. Vậy P là ký hiệu gì trong Vật lý? Cùng GiaiNgo giải đáp ngay sau đây nhé!
P là từ viết tắt của Pressure. Trong môn Vật lý, P là một đại lượng chỉ áp suất.
Áp suất là độ lớn của một lực trên một đơn vị diện tích được tác dụng theo một chiều vuông góc với bề mặt của một vật. Hay nói cách khác, áp suất (P) được tạo ra khi có một lực tác động theo chiều vuông góc lên một bề mặt.
P ký hiệu cho áp suất được viết hoa, tuy nhiên trong Vật lý còn có p nhỏ là ký hiệu của trọng lượng, tức lực hút của trái đất. Đơn vị của trọng lượng p là N (Newton). Theo công thức tính trọng lượng riêng thì p = 10 x m.
Sau khi đã hiểu rõ P là gì trong Vật Lý thì hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu về công thức tính áp suất P là gì nhé!
Đơn vị tính áp suất P là Newton trên mét vuông (N/m2). Đây là đơn vị để đo lường áp suất theo hệ quốc tế.
Ngoài ra, đơn vị tính áp suất P còn có thể là Pa (Pascal), Bar, PSI, mmHg, atm (atmosphere),…
Chúng ta có công thức tính áp suất P như sau:
P = F/S
Trong đó:
Đặt một bao gạo 60kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất?
Trả lời:
Trọng lượng của bao gạo là: P1 = 10 x m1 = 10 x 60 = 600 N
Trọng lượng của ghế bốn chân là: P2 = 10 x m2 = 10 x 4 = 40 N
Ta có diện tích tiếp xúc của 4 chân ghế với mặt đất là:
S = 4 x 8 cm2 = 4 x 0,0008 m2 = 0,0032 m2.
Ta có tổng cả hai trọng lượng tác dụng lên mặt đất là:
F = P1 + P2 = 600 + 40 = 640 N
Vậy áp suất các chân ghế tác động lên mặt đất là:
P = F / S = 640 / 0,0032 = 200000 (N/m2).
Một áp lực 600 N gây áp suất 3000 N/m2 lên diện tích bị ép có độ lớn là bao nhiêu?
Ta có công thức tính áp suất là:
P = F / S
Vậy diện tích bị ép có độ lớn là:
S = F / P = 600 / 3000 = 0,2 m2 = 2000 cm²
Một xe container có trọng lượng 26000N. Tính áp suất của xe lên mặt đường, biết diện tích tiếp xúc với mặt đất là 130 dm2. Hãy so sánh áp suất đó với áp suất của một người nặng 45kg có diện tích tiếp xúc 2 bàn chân với mặt đất là 200cm2.
Ta có áp suất của lên mặt đường là:
P1 = F1 / S1= 26000 / 1,3 = 20000 (N/m²)
Ta có áp lực của người lên mặt đất là:
F2 = 10 x 45 = 450 (N)
Vậy áp suất của người lên mặt đất là:
P2 = F2 / S2 = 450 / 0,02 = 22500 (N/m²)
Ta thấy 20000 < 22500 suy ra P1 < P2
Vậy áp suất của người lên mặt đất lớn hơn áp suất của xe lên mặt đất.
Một xe tải 6 bánh có khối lượng 8 tấn, diện tích tiếp xúc của mỗi bánh xe với mặt đất là 7,5 cm2 . Tính áp suất của xe lên mặt đường khi xe đứng yên?
Ta có trọng lượng của vật là :
P = 10 x m = 10 x 8000 = 80000 (N)
Diện tích của 6 bánh xe là: S = S1 x 6 = 0,00075 x 6 = 0,0045 m²
Vậy áp suất của xe tải tác dụng lên mặt đường là:
P = F / S = 80000 / 0,0045 (N/m²)
Ngoài công thức tính áp suất. P còn có một số công thức liên quan khác như sau:
Áp suất chất lỏng
P = d x h
Trọng lượng riêng
d = P / V
Công thức tính công suất P
Trong vật lý, P còn được kí hiệu là công suất. Ta có công thức tính công suất P như sau:
P = A/t
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến câu hỏi ký hiệu P là gì trong Vật Lý. Hy vọng bài viết này của GiaiNgo đã giải đáp được những thắc mắc của bạn về môn học này nhé!