Khi thực hiện hoạt động kinh doanh, các nhà đầu tư phải lựa chọn hình thức doanh nghiệp phù hợp; phổ biến hai loại hình doanh nghiệp là Công ty cổ phần và Công ty TNHH. Vậy sự khác nhau giữa Công ty TNHH và Công ty cổ phần là gì? Cùng GiaiNgo giải đáp nhé!
Công ty trách nhiệm hữu hạn thường viết tắt là Công ty TNHH. Đây là một trong các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở nước ta. Loại hình doanh nghiệp này có đầy đủ tư cách pháp nhân và được pháp luật thừa nhận theo Luật Doanh Nghiệp 2020.
Công ty TNHH được tồn tại độc lập với chủ thể sử hữu nó (cá nhân hoặc một pháp nhân khác). Có 2 loại hình công ty TNHH là công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên.
Trên đây là khái niệm về Công ty Trách nhiệm hữu hạn. Cùng theo dõi phần tiếp theo của bài viết Sự khác nhau giữa Công ty TNHH và Công ty cổ phần để tìm hiểu khái niệm Công ty cổ phần nhé!
Công ty cổ phần (CTCP) là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư.
Công ty cổ phần là được đặt tên riêng, có tài sản và trụ sở giao dịch; được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Nhằm mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh.
Để phân biệt những đặc điểm của hai loại hình doanh nghiệp này, GiaiNgo sẽ cung cấp những thông tin khác nhau giữa Công ty cổ phần và công ty TNHH. Mời bạn đọc xem tiếp bài viết Sự khác nhau giữa Công ty TNHH và Công ty cổ phần nhé!
Có thể so sánh Công ty TNHH và Công ty cổ phần qua các tiêu chí dưới đây:
Công ty TNHH:
Góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chỉ được góp bằng tài sản khác nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại.
Công ty cổ phần:
Góp đủ số vốn đã đăng ký góp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.
Chuyển nhượng phải có điều kiện (ưu tiên chuyển nhượng cho thành viên công ty).
Dễ dàng, tự do chuyển nhượng (trừ trong 03 năm đầu, cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lập khác và cho người khác không phải là cổ đông sáng lập khi được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông).
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có Hội đồng thành viên (HĐTV), Chủ tịch HĐTV, và Giám đốc/Tổng giám đốc. Công ty TNHH có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát.
Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.
Có hai mô hình:
Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức giữ dưới 50% tổng số cổ phần thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.
Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị.
Công ty TNHH chịu ít ràng buộc pháp lý hơn so với công ty cổ phần, có số vốn ít hơn do công ty TNHH chỉ có quyền phát hành trái phiếu. Do vậy khả năng chịu rủi ro cao hơn.
Công ty cổ phần là loại hình công ty có tổ chức phức tạp hơn so với công ty TNHH. Hoạt động mang tính xã hội sâu rộng.
Dễ dàng huy động được nguồn vốn lớn thông qua việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Do đó chia sẻ được rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh sự khác nhau giữa Công ty TNHH và Công ty cổ phần, hai loại hình doanh nghiệp này cũng có những điểm tương đồng nhau, mang tính chất bắt buộc của một loại hình doanh nghiệp kinh doanh. Cụ thể là:
Bài viết trên đây của GiaiNgo đã chia sẻ đến bạn khái niệm và sự khác nhau giữa Công ty TNHH và Công ty Cổ phần. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn. Theo dõi GiaiNgo để cập nhật những kiến thức thú vị khác nhé!