Promotion là yếu tố cuối cùng trong chiến lược marketing 4P. Vậy promotion là gì? Trong bài viết bên dưới, GiaiNgo sẽ cung cấp cho quý độc giả khái niệm promotion và những thông tin liên quan đến chiến dịch promotion trong kinh doanh.
Trong từ điển Anh – Việt, promotion được hiểu là quảng bá hay đẩy mạnh tiêu thụ, sự xúc tiến và thúc đẩy tiêu dùng. Ngoài ra, promotion còn có nghĩa là sự thăng chức, sự đề bạt, sự xúc tiến và đẩy mạnh.
Trong hoạt động kinh doanh và bán hàng, promotion được hiểu với 2 ý nghĩa cụ thể như sau:
Promotion Girl, Boy:
Đây là một thuật ngữ chỉ khía cạnh nam nữ với khuôn mặt ưa nhìn và vẻ ngoài duyên dáng. Phần lớn họ đều sở hữu chiều cao lý tưởng, nam cao 1m70 và nữ cao 1m60.
Công việc của họ liên quan đến tiếp thị, quảng cáo dịch vụ, sản phẩm. Họ cũng là gương mặt đại diện nào đó trong lĩnh vực marketing.
Sale promotion:
Sale promotion đề cập đến những chương trình khuyến mại trong lĩnh vực kinh doanh. Đây là một chiến lược vô cùng quan trọng và được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhằm kích thích thị trường.
Sale promotion liên quan trực tiếp đến xúc tiến bán hàng, bao gồm hoạt động khuyến khích phát triển kinh doanh và khuyến khích quá trình tiêu dùng của khách hàng.
Về cơ bản, các bạn đã nắm được một vài khái niệm promotion là gì rồi phải không nào? Dưới đây là định nghĩa promotion trong marketing? Và promotion có vai trò như thế nào?
Promotion là chữ P thứ 4 trong chiến lược Marketing Mix. Trong chiến lược này, promotion được tích hợp với product (sản phẩm), price (giá cả) và placement (phân phối). Tất cả các yếu tố khác nhau này sẽ được cùng sử dụng để tạo ra một chiến lược quảng cáo độc đáo.
Promotion là một thành phần rất quan trọng trong marketing vì nó có thể thúc đẩy việc nhận diện thương hiệu và bán hàng.
Hiện nay, promotion thường sử dụng các phương tiện truyền thông khác nhau để truyền tải thông điệp của thương hiệu từ doanh nghiệp đến nhà tiêu dùng.
Hiểu được định nghĩa promotion là gì và vai trò của nó trong marketing, vậy khi nào cần sử dụng promotion?
Doanh nghiệp nào cũng cần đưa ra những lợi ích bổ sung cho khách hàng khi họ mua sản phẩm. Đây chính là một trong những thủ thuật của promotion trong marketing. Điều này sẽ giúp các nhà cung cấp dịch vụ, nhà bán lẻ tiếp thị quảng cáo để tăng số lượng sản phẩm và dịch vụ bán ra.
Các doanh nghiệp có thể sử dụng cách khuyến mãi giảm giá nếu mua kèm một sản phẩm có giá trị hơn.
Ví dụ, tại một cửa hàng chuyên bán điện thoại di động, chủ cửa hàng mong muốn tăng số lượng bán cáp sạc và tai nghe. Lúc này, chủ cửa hàng có thể đưa ra chương trình mua điện thoại sẽ được mua kèm cáp sạc và tai nghe với giá ưu đãi.
Promotion nắm giữ vai trò chính là yếu tố dùng để định vị phương tiện truyền thông. Để có một chiến lược promotion thành công, bạn nên tích hợp nhiều yếu tố khác nhau và các yếu tố đó bao gồm:
Yếu tố bán hàng cá nhân là hình thức sử dụng nhân viên đã được trau dồi và đào tạo chuyên nghiệp về cách tiếp cận và kỹ thuật bán hàng cho khách hàng trực tiếp. Tuy vây, cách làm này khá tốn kém và chỉ nên sử dụng nếu chúng thực sự mang lại hiệu quả.
Khuyến mãi là các hoạt động kích thích, khuyến khích khách hàng mua trong một giai đoạn ngắn bằng cách cung cấp cho họ thêm lợi ích nào đó (chiến lược kéo). Khuyến mại cũng nhằm vào các kênh trung gian trong kênh phân phối nhằm kích thích họ bán nhiều hàng hóa cho doanh nghiệp (chiến lược đẩy).
Quan hệ công chúng là những hoạt động được lên kế hoạch nhằm thiết lập và duy trì uy tín, tình cảm, sự hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức và công chúng. Yếu tố này tương đối rẻ nhưng hoàn toàn không miễn phí.
Chiến lược quan hệ công chúng (PR) thành công có xu hướng dài hạn và cần có kế hoạch chi tiết.
Marketing trực tiếp là hình thức doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với khách hàng mà không thông qua một nhà phân phối hay trung gian nào. Các hình thức marketing trực tiếp bao gồm: gửi thư, gọi điện trực tiếp, gửi email trực tiếp cho khách hàng, quảng cáo tại điểm bán hàng hay tổ chức sự kiện cho khách hàng.
Hội chợ và triển lãm thương mại là những sự kiện giúp doanh nghiệp tiếp cận và lấy thông tin từ các khách hàng mới. Họ không nhắm vào số lượng sản phẩm bán ra trong sự kiện này.
Ngược lại mục đích chính là để nâng cao nhận thức trong tâm trí khách hàng và khuyến khích họ dùng thử.
Tài trợ là nơi doanh nghiệp trả tiền để được liên kết với các nhãn hàng, sự kiện hoặc hình ảnh cụ thể nào đó. Ví dụ, doanh nghiệp thường tài trợ cho các giải đấu, thế vận hội và những sự kiện thể thao thu hút nhiều sự chú ý của người hâm mộ.
Khuyến mãi trực tuyến thực chất là kết hợp các yếu tố quảng cáo đã nêu trên dựa trên nền tảng kĩ thuật số. Quảng cáo trực tuyến trả phí qua mỗi lần nhấp chuột của Google hay chạy quảng cáo tài trợ web.
Lĩnh vực quảng cáo trực tuyến thực sự đang nổi lên và đang phát triển rầm rộ thông qua các phương tiện thông minh như smartphone hay các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, YouTube,….
Hiểu được promotion là gì, vậy yếu tố đánh giá sự thành công của chiến dịch promotion là gì?
Bất kỳ một sản phẩm mới được đưa ra hoặc công ty giới thiệu đều cần phải tạo ra nhận thức. Bởi vậy, nhiều công ty sử dụng chương trình khuyến mại hỗn hợp Above the line và Below the line để quảng bá sản phẩm.
Các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu thông qua việc quảng bá, tiếp thị và giới thiệu sản phẩm. Apple và Coca Cola là một trong những dẫn chứng cụ thể cho chiến lược marketing thành công trong suốt vài thập kỉ qua.
Mục đích cuối cùng của mọi chiến lược promotion là thu hút khách hàng mới, chuyển đổi và đạt được lợi nhuận cho doanh nghiệp. Với các hoạt động Above the line and Below the line song song; đồng thời với một kế hoạch marketing phù hợp, doanh nghiệp sẽ dễ dàng thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Mong rằng các thông tin trên đây, ít nhiều đã giúp các độc giả của GiaiNgo hiểu thêm được promotion là gì và những yếu tố giúp tạo nên một chiến lược promotion thành công. Đừng ngại comment bên dưới những chủ đề mà các bạn cần GiaiNgo giải đáp nhé!