Có rất nhiều bạn sinh viên đưa ra những câu hỏi như nhận thức là gì? Nhận thức có ảnh hưởng tới hành động và cuộc sống của con người hay không? Để GiaiNgo bật mí cho bạn trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Nhận thức trong tiếng Anh là Cognition. Đây là một loại hình đặc biệt của ý thức. Nó được xem là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức, những am hiểu thông qua kinh nghiệm tích lũy, suy nghĩ, giác quan. Quy trình đó bao gồm tri thức, sự chú ý, trí nhớ, ước lượng, lý luận, sự tính toán, việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ.
Theo từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia, nhận thức là một hiện tượng biện chứng của thế giới khách quan trong ý thức con người, chính điều này giúp con người tiến đến gần với khách thể hơn.
Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, nhận thức là một khái niệm trừu tượng, nó là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ não của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.
Ví dụ:
Theo quan điểm tư duy biện chứng, quá trình nhận thức của con người đi từ sinh động đến trừu tượng rồi mới đến thực tiễn. Quy trình này được thực hiện thông qua các giai đoạn từ đơn giản đến phức tạp, từ ngoài vào trong, từ thấp đến cao. Vậy các giai đoạn của nhận thức là gì?
Căn cứ vào những điều đó mà người ta chia Hoạt động của nhận thức thành hai giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính:
Nhận thức cảm tính được phản ánh thông qua cảm giác và tri giác, là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Con người sẽ sử dụng các giác quan của mình để tác động lên sự vật, hiện tượng nhắm nắm bắt được sự vật, hiện tượng đó.
Nhận thức cảm tính được thể hiện thông qua ba hình thức:
Nhận thức lý tính phản ánh bản chất bên trong của sự vật, sự việc. Nó phản ánh một cách gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, sự việc được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, định nghĩa, suy luận,…
Nhận thức lý tính được thể hiện thông qua ba hình thức:
Ngoài hai giai đoạn này thì nhận thức còn có một giai đoạn nhỏ nữa, đó là nhận thức trở về thực tiễn. Đây là lúc tri thức được đem ra kiểm nghiệm xem đúng hay sai. Sau đó thực tiễn được đưa về tiêu chuẩn của chân lý, cơ sở động lực và mục đích nhận thức.
Khái niệm nhận thức đã được ReviewNao giới thiệu rõ ràng. Nhận thức có nhiều tính chất và chức năng khác nhau. Theo chủ nghĩa duy vật của Mác – Lênin thì nhận thức được phân loại dựa vào hai đặc điểm cơ bản:
Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận là hai quá trình nhận thức khác nhau, chúng có quan hệ biện chứng với nhau.
Nhận thức thông thường và nhận thức khoa học cũng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Sự phối hợp qua lại giữa hai nhận thức này cho ra một kết quả tích cực trong nhận thức của con người.
Nhu cầu nhận thức là những nhu cầu liên quan đến sự tồn tại và phát triển của con người. Nó bao gồm các nhu cầu như nhu cầu về tri thức, nhu cầu về hiểu biết và nhu cầu về thông tin. Nhu cầu nhận thức có mối quan hệ chặt chẽ với nhu cầu được học tập.
Trong mỗi con người đều có nhu cầu nhận thức, chính nhu cầu nhận thức mới đem lại sự tồn tại cho con người. Theo các nhà tâm lý học thì nhu cầu nhận thức ở con người được xuất hiện rất sớm, từ khi chúng ta còn là những đứa trẻ. Vì vậy, trẻ nhỏ cần được chăm sóc và dạy dỗ một cách cẩn thận để nó có những ảnh hưởng tích cực cho tương lai sau này.
Bản chất của nhận thức là những thuộc tính, đặc tính vốn có bên trong của nhận thức. Theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin thì bản chất của nhận thức được dựa trên các nguyên tắc sau:
Nhận thức có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống của con người. Nhận thức giúp con người hiểu được cái riêng, cái chung, hiểu được hiện tượng và bản chất của sự vật, sự việc. Nhờ nhận thức mà con người biết được đúng đắn, đầy đủ và chính xác về bản chất của sự vật, hiện tượng.
Ngoài ra, nhận thức còn cung cấp cho con người một lượng lớn tri thức cũng như tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống. Con người dần hiểu được các nguyên lý, định nghĩa và khái niệm trong thế giới quan của mình. Từ những điều này cùng khái niệm nhận thức là gì ta hiểu được nhận thức đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tồn tại của mỗi người.
Ở phần trên của bài viết chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về khái niệm nhận thức là gì. Tuy nhiên xoay quanh nhận thức là gì còn rất nhiều định nghĩa trừu tượng khác. Bạn đọc hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu thêm các khái niệm liên quan đến nó nhé!
Tự nhận thức hay còn gọi là nhận thức về chính bản thân. Nó được xem là một khả năng đặc biệt, giúp bạn nhận biết một cách chính xác về cảm xúc, giá trị của mình.
Tự nhận thức giúp con người hiểu rõ về các đặc điểm, tính cách, thói quen, thái độ, ý kiến, suy nghĩ, nhu cầu,… của bản thân mình. Con người sẽ nhìn vào đó mà rút ra được những ưu điểm cũng như những hạn chế của bản thân, từ đó tập thay đổi theo hướng tích cực và năng động hơn.
Tâm lý học nhận thức là quá trình nghiên cứu khoa học về sự chú ý, việc sử dụng ngôn ngữ, trí nhớ, nhận thức, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tư duy,… của con người. Tâm lý học nhận thức được chia thành nhiều loại như tâm lý học giáo dục, tâm lý học xã hội, tâm lý học nhân cách, tâm lý học bất thường, tâm lý học ngôn ngữ,…
Mỗi loại tâm lý học nhận thức này sẽ có một chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Nếu cần biết thêm thông tin về vấn đề này thì bạn đọc nhớ theo dõi các bài viết tiếp theo ngay sau bài viết nhận thức là gì của GiaiNgo nhé!
Năng lực nhận thức là tập hợp toàn bộ các kỹ năng, kiến thức, khả năng, hành vi của bản thân để đáp ứng cho việc nhận thức. Điều này được sinh ra trong chính cơ thể và não bộ của mỗi người. Những người có năng lực nhận thức càng cao thì kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được càng nhiều, càng giúp ích cho cuộc sống của họ.
Nhận thức là gì? Tình cảm và nhận thức có giống nhau không? Đây chính là những câu hỏi mà rất nhiều bạn trẻ hiện nay chưa trả lời được. GiaiNgo đã giải thích cho bạn đọc khái niệm nhận thức là gì? Ngay sau đây xin mời bạn đọc cũng theo dõi tiếp bài viết để có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề này nhé!
Tình cảm chính là thái độ của con người trước sự rung cảm đối với những sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội. Tình cảm phản ánh mối liên quan giữa nhu cầu và động cơ của con người.
Tình cảm là một dạng phản ánh tâm lý của con người. Đời sống tình cảm của con người cực kì phong phú và phức tạp, nó được thể hiện dưới rất nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Tính cảm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm lý của con người và là động lực tâm lý của mỗi người.
Nhận thức và tình cảm là hai phạm trù khác nhau, tuy nhiên chúng vẫn có một vài điểm chung như sau:
Nhận thức và tình cảm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đối với nhận thức, tình cảm là nguồn động lực to lớn, kích thích con người tìm tòi, học hỏi để đi đến kết quả nhận thức. Ngược lại, nhận thức định hướng, điều khiển tình cảm đi đúng hướng.
Mặc dù được xây dựng trên hai phạm trù khoa học khác nhau những tình cảm và nhận thức đều hướng chúng ta đến một con người năng động và tích cực.
Những kiến thức về nhận thức là gì đến đây là hết rồi. GiaiNgo hy vọng rằng với những thông tin hữu ích này bạn đọc có thể hiểu nhận thức là gì, tự nhận thức bản thân và phát triển được những mặt ưu điểm của mình. Nhớ like và share bài viết này cho mọi người cùng tham khảo bạn nhé!