Ký quỹ là gì? Quyền và nghĩa vụ các bên trong ký quỹ là gì?

Ký quỹ là thuật ngữ bạn sẽ thường xuyên nghe đến khi giao dịch với ngân hàng lúc bạn bắt đầu hoạt động kinh doanh. Đây là hoạt động tạo ra cơ hội tốt, nâng cao hiệu quả đầu tư cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ký quỹ cũng tồn tại những rủi ro. Vậy Ký quỹ là gì? Quyền và nghĩa vụ các bên trong ký quỹ là gì? Cùng GiaiNgo tìm hiểu kĩ hơn về ký quỹ nhé!

Ký quỹ là gì?

Ký quỹ là gì?

Ký quỹ là một trong bảy hình thức nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã được quy định trong Bộ luật dân sự vào năm 2015. Ký quỹ là một phương thức giao dịch tài sản bằng cách sử dụng các khoản tiền quỹ do bên thứ ba cung cấp. Tài khoản ký quỹ được mở cho các tổ chức và doanh nghiệp, giúp họ có được số vốn lớn hơn.

Ký quỹ được dùng nhằm nâng cao vị thế của nhà giao dịch. Ký quỹ thường được sử dụng trong thị trường chứng khoán, tiền điện tử và hàng hóa.

Theo quy định khoản 1 điều 330 Bộ luật dân sự năm 2015, ký quỹ có thể là một khoản tiền, kim khí quý, đá quý. Hoặc ký quỹ cũng có thể là các giấy tờ trị giá được bằng tiền vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng. Điều này nhằm để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.

Ký quỹ là một hình thức để bảo đảm quyền lợi của bên có quyền. Bên cạnh đó là đề phòng những trường hợp rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện các giao dịch dân sự. Tuy nhiên, hình thức bảo đảm bằng ký quỹ không thường xuất hiện ở các giao dịch dân sự thông thường. Hình thức này chủ yếu xuất hiện trong các dự án đầu tư kinh doanh.

Ký quỹ là gì?

Tiền ký quỹ là gì?

Tiền gửi ký quỹ là một loại tiền gửi có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn của một tổ chức hay một doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoặc tổ chức này sẽ gửi tiền tại các ngân hàng có dịch vụ ký quỹ. Việc này nhằm đảm bảo cho việc thực hiện một nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp hoặc tổ chức đó đối với ngân hàng và các bên có liên quan.

Theo quy định, tiền ký quỹ có thể là tiền mặt, hiện kim, đá quý, các giấy tờ có giá trị,… Theo đó, những tài sản có giá trị và khoản tiền đem ký quỹ sẽ được theo dõi chặt chẽ. Và chúng cần phải được thu hồi một cách kịp thời khi hết hạn thời gian ký quỹ.

Ký quỹ là gì?

Tài khoản ký quỹ là gì?

Tài khoản ký quỹ là tài khoản do bên tổ chức tín dụng nơi ký quỹ đứng ra bảo đảm khả năng thanh toán của tổ chức hoặc doanh nghiệp. Khi tài khoản ký quỹ thực hiện một giao dịch gọi là giao dịch ký quỹ. Đó là quá trình thực hiện việc ký quỹ bằng tiền, kim khí quý, đá quý hoặc các giấy tờ có giá trị,… giữa tổ chức, doanh nghiệp với ngân hàng và có sự tham gia của bên có quyền được thanh toán.

Ký quỹ là gì?

Ký quỹ mở LC là gì?

Ký quỹ mở LC là từ được viết tắt bởi Letter of Credit. LC hay còn gọi là thư tín dụng. LC là một bức thư được ngân hàng dựa trên yêu cầu của bên nhập khẩu và xuất khẩu. Ngân hàng chính là bên trung gian của hai bên này. Ký quỹ mở LC được phát hành bằng nguồn vốn tự có. Vì vậy khách hàng cần ký quỹ 100% với ngân hàng.

Nội dung của LC thông thường là yêu cầu của bên nhập khẩu. Trong LC là sự cam kết sẽ thanh toán một phần hoặc toàn bộ số tiền đã tiến hành giao dịch với bên xuất khẩu trong khoảng thời gian cụ thể. Trong trường hợp bên xuất khẩu đưa ra những chứng từ thanh toán phù hợp với các điều kiện ghi trong thư tín dụng.

Khi LC đã phát hành ra, nếu bên xuất khẩu chấp thuận tất cả nội dung được nêu trong đó. Thì bên xuất khẩu sau này phải hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo các quy định của LC.

Ký quỹ là gì?

Ký quỹ chứng khoán là gì?

Ký quỹ chứng khoán là việc mà khách hàng sử dụng khoản tiền vay của công ty chứng khoán để mua chứng khoán trong giao dịch ký quỹ. Ký quỹ chứng khoán phải đảm bảo đúng các yêu cầu như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán.

Ngoài ra, ký quỹ chứng khoán không được nằm trong những trường hợp sau:

  • Chứng khoán có thời gian niêm yết không đủ 03 tháng kể từ ngày giao dịch đầu tiên đến thời điểm xem xét, lựa chọn để được giao dịch ký quỹ.
  • Chứng khoán được niêm yết trong tình trạng bị cảnh báo, kiểm soát, tạm ngừng giao dịch hoặc trong diện bị hủy niêm yết bắt buộc theo quy định có liên quan về niêm yết chứng khoán.
  • Chứng khoán của tổ chức phát hành có báo cáo tài chính năm được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên được soát xét có ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán.
  • Kết quả kinh doanh của tổ chức niêm yết đã bị lỗ căn cứ trên báo cáo tài chính năm gần nhất đã kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất đã soát xét.

Ký quỹ là gì?

Hợp đồng ký quỹ là gì?

Hợp đồng ký quỹ là hợp đồng tín dụng cho các khoản vay ở các điều khoản trên giao dịch ký quỹ. Trong hợp đồng ký quỹ sẽ có những điều khoản liên quan đến các quyền và nghĩa vụ của bên có quyền và tổ chức tín dụng nơi ký quỹ.

Nội dung trong bản hợp đồng ký quỹ có thể bao gồm: hạn mức cho vay, các khoản vay, mục đích sử dụng vốn vay, tỷ lệ ký quỹ, giải ngân các khoản vay, thời hạn vay, lãi vay và biện pháp bảo đảm nghĩa vụ thanh toán khoản vay. Hợp đồng ký quỹ chính là bằng chứng cho việc bắt đầu một tài khoản ký quỹ của doanh nghiệp hoặc tổ chức với bên tín dụng nơi ký quỹ.

Ký quỹ là gì?

Nhận ký quỹ là gì?

Nhận ký quỹ là một khoản tiền hoặc tài sản có giá trị mà tổ chức hoặc doanh nghiệp nhận được của một đơn vị khác. Nhận ký quỹ nhằm đảm bảo rằng việc thực hiện hợp đồng đã được ký và hoàn thành giữa doanh nghiệp hoặc tổ chức và đơn vị ký quỹ.

Khi nhận ký quỹ, bên kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản tiền nhận ký quỹ của khách hàng theo kỳ hạn và theo từng loại nguyên tệ. Các khoản nhận ký quỹ phải trả có kỳ hạn còn lại không quá 12 tháng được trình bày là nợ ngắn hạn, các khoản có kỳ hạn trên 12 tháng được trình bày là nợ dài hạn.

Ký quỹ là gì?

 

Rút ký quỹ là gì?

Rút ký quỹ là quyền của bên ký quỹ để tham gia vào các giao dịch dân sự khác. Rút ký quỹ có thể được xảy ra khi bên có quyền đồng ý. Người rút ký quỹ từ tài khoản giao dịch phải do công ty chứng khoán phụ trách. Bên cạnh đó, số tiền rút khỏi ký quỹ không được vượt quá mức cho phép.

Các thuật ngữ cần biết trong giao dịch ký quỹ là gì?

Giao dịch ký quỹ là dịch vụ cho phép nhà đầu tư vay tiền với tỷ lệ hỗ trợ của công ty chứng khoán mua cổ phiếu có sử dụng hạn mức tín dụng bằng cách thế chấp tài sản đảm bảo. Sau đây là một số thuật ngữ bạn cần biết trong giao dịch ký quỹ:

  • Balance: Đây được hiểu là số dư ban đầu. Để bắt đầu một giao dịch ký quỹ, bạn cần mở một tài khoản ký quỹ. Trong tài khoản đó, bạn cần phải nộp vào một khoản tiền. Khoản tiền mà bạn đưa vào tài khoản được gọi là số dư ban đầu.
  •  Floating Profit: Đây là lợi nhuận thả nổi. Chỉ số floating profit được đề cập đến lợi nhuận hoặc thua lỗ của các lệnh giao dịch đang mở của bạn. Nếu bạn đóng tất cả lệnh giao dịch đang mở, số tiền tăng thêm hoặc giảm đi chính là lợi nhuận thả nổi.
  • Leverage: Đây được gọi là đòn bẩy. Đòn bẩy là công cụ tài chính giúp bạn giao dịch khối lượng lớn hơn gấp nhiều lần số dư ban đầu của bạn. Nếu bạn muốn mở lệnh giao dịch lớn để có nhiều lợi nhuận hơn, bắt buộc bạn cần phải có đòn bẩy.
  • Margin: Được gọi là ký quỹ. Để mở được một lệnh giao dịch, bạn cần phải có số tiền nhất định. Số tiền này gọi là tiền Ký quỹ. Margin có thể được coi là một khoản ký gửi cần để bạn mở một lệnh giao dịch hoặc giữ cho nó không bị đóng khi lệnh của bạn bị lỗ. Bạn có thể thấy các yêu cầu ký quỹ như 0,25%, 0,5%, 1%, 2%, 5%, 10% hoặc cao hơn.

Ký quỹ là gì?

  • Used margin: Đây là khoản ký quỹ đã được sử dụng. Khi bạn mở nhiều giao dịch cùng một lúc, mỗi giao dịch cụ thể sẽ có một ký quỹ bắt buộc riêng. Khi bạn cộng tất cả các khoản ký quỹ bắt buộc của tất cả các giao dịch đang mở, tổng số tiền đó được gọi là Ký quỹ đã sử dụng.
  • Equity: Đây là vốn thực có hoặc vốn chủ sở hữu. Equity được hiểu là giá trị hiện tại trong tài khoản giao dịch của bạn. Vốn chủ sở hữu sẽ dựa vào tổng số dư ban đầu và lợi nhuận thả nổi.
  • Free margin: Đây được hiểu là sự chênh lệch giữa vốn chủ sỡ hữu với ký quỹ đã được sử dụng. Free margin có thể được sử dụng để mở các lệnh giao dịch mới. Đây là khoảng tiền không bị khóa bởi các lệnh giao dịch đang mở và có thể được sử dụng để mở thêm các giao dịch mới nếu Free margin ở trên mức 0.
  •  Margin level: Đây còn gọi là mức ký quỹ. Đây là giá trị phần trăm dựa trên số lượng vốn chủ sở hữu so với số tiền ký quỹ đã được sử dụng. Margin level cũng có thể được sử dụng để mở các lệnh giao dịch mới. Margin level rất quan trọng. Các sàn môi giới sẽ dựa vào khoản này để quyết định rằng bạn có thể vào thêm những lệnh giao dịch mới hay không.
  •  Margin call: Đây được xem là một ngưỡng cụ thể mà khi tài khoản của bạn chạm đến ngưỡng này, bạn đang trong vùng nguy hiểm vì có thể có một vài hoặc tất cả các lệnh giao dịch của bạn buộc phải đóng.
  • Stop out: Tương tự như Margin call nhưng ở hiện trạng tồi tệ hơn thế. Stop out xuất hiện khi mức kí quỹ của bạn rơi xuống thấp hơn một giá trị phần trăm nhất định. Khi đó một vài hoặc tất cả giao dịch của bạn sẽ tự động bị hệ thống của sàn giao dịch đóng lại.

Các vị thế chính trong giao dịch ký quỹ

Giao dịch ký quỹ có thể được sử dụng để mở cả hai vị thế dài và ngắn:

  • Vị thế dài (Long position – mua trước bán sau): Đây là hình thức mà nhà đầu tư mua chứng khoán bằng cách vay tiền từ công ty chứng khoán. Nhà đầu tư phải hoàn trả nợ, các khoản lãi. Bên cạnh đó, họ còn phải trả chi phí phát sinh từ hoạt động giao dịch trong hợp đồng. Vị thế dài cho thấy rằng giá của tài sản sẽ tăng lên.
  • Vị thế ngắn (Short position – bán trước mua sau): Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay vẫn chưa công nhận hình thức giao dịch này. Đây là hình thức nhà đầu tư vay chứng khoán từ chứng khoán của công ty để bán. Nhà đầu tư phải hoàn trả lại số chứng khoán đã vay cùng với các khoản phát sinh từ các hợp đồng có liên quan. Vị thế ngắn cho thấy rằng giá của tài sản của giảm.

Ký quỹ là gì?

 

Quyền và nghĩa vụ các bên trong ký quỹ là gì?

Quyền, nghĩa vụ của tổ chức tín dụng nơi ký quỹ

Theo luật pháp Việt Nam quy định. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng nơi ký quỹ như sau:

  • Được quyền hưởng phí dịch vụ.
  • Quyền được yêu cầu bên có quyền thực hiện đúng thỏa thuận về ký quỹ. Nhằm được thanh toán nghĩa vụ từ tiền ký quỹ.
  • Tổ chức tín dụng nơi ký quỹ phải thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền trong phạm vi tiền ký quỹ.
  • Tổ chức có nghĩa vụ hoàn trả tiền ký quỹ còn lại cho bên ký quỹ sau khi thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền và khi chấm dứt ký quỹ.

Do đó, khi ngân hàng mà bạn chọn làm nơi để ký quỹ thì họ phải có trách nhiệm bảo quản tài sản. Bên cạnh đó họ có thể thanh toán nghĩa vụ cho bên có quyền. Ngoài ra, bạn cũng phải thanh toán phí dịch vụ ký quỹ theo yêu cầu của ngân hàng.

Quyền, nghĩa vụ của bên ký quỹ

Bên ký quỹ có quyền và nghĩa vụ như sau:

  • Thỏa thuận với bên tổ chức tín dụng nơi ký quỹ về các điều kiện thanh toán theo đúng cam kết với bên có quyền.
  • Bên ký quỹ có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ hoàn trả tiền ký quỹ theo quy định; họ sẽ được trả lãi trong trường hợp có thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ.
  • Họ có quyền rút bớt, bổ sung tiền ký quỹ hoặc đưa tiền ký quỹ tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp bên có quyền đồng ý.
  • Có nghĩa vụ nộp đủ tiền ký quỹ tại tổ chức tín dụng nơi ký quỹ.

Quyền, nghĩa vụ của bên có quyền trong ký quỹ

Bên có quyền trong ký quỹ sẽ có quyền và nghĩa vụ như sau:

  • Được yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán nghĩa vụ đầy đủ và đúng hạn trong phạm vi tiền ký quỹ.
  • Bên có quyền trong ký quỹ phải thực hiện đúng thủ tục theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nơi ký quỹ trong việc thực hiện quyền của mình.

Ký quỹ là gì?

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Ký quỹ là gì. Hy vọng, qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn Ký quỹ. Bên cạnh đó là những quyền và nghĩa vụ trong ký quỹ. Hãy theo dõi GiaiNgo mỗi ngày để cập nhật được những thông tin hay và bổ ích nhé!