Trái ngược với sự sụt giảm của các ngành kiểm toán hay quản trị kinh doanh thì marketing và truyền thông đang dần vươn mình để trở thành một thế lực chủ chốt trong nền kinh tế. Để hiểu rõ được những ngành đó chắc chắn phải nắm hết tất cả các thuật ngữ thông dụng; đặc biệt là banner. Vậy banner là gì? GiaiNgo sẽ đề cập mọi điều bạn cần biết về banner trong bài viết này.
Banner được hiểu theo nghĩa chuyên ngành là biểu ngữ web hoặc biểu ngữ quảng cáo. Banner là một hình thức quảng cáo trên các trang mạng. Nó được cung cấp bởi một máy chủ quảng cáo. Hình thức quảng cáo bằng banner có nghĩa là chèn quảng cáo vào một trang web. Điều này nhằm thu hút lưu lượng truy cập vào trang web đó bằng cách liên kết đến trang web chính của nhà quảng cáo.
Nhìn chung, hiểu một cách đơn giản với câu hỏi banner là gì thì nó có thể hiểu là một bảng biểu để quảng cáo thương hiệu. Banner là ấn phẩm để quảng cáo cho các dịch vụ, các sản phẩm.
Khi đã hiểu rõ banner là gì thì ngay lập tức bạn nên biết phải dụng banner trong các trường hợp nào. GiaiNgo sẽ đề cập đến bạn 2 loại banner phổ biến nhất hiện nay như sau:
Đây là những banner có kích thước lớn, được đặt ở tại biển hiệu của cửa hàng. Banner còn có thể đặt ở những nơi đông đúc dân cư, người qua lại. Loại banner này được thiết kế bắt mắt. Mục đích của banner này nhằm thu hút, gây chú ý đến người đi đường. Từ đó thúc đẩy hành vi mua sắm của họ.
Loại banner này được hoạt động trên nền tảng Internet với những trang web có số lượng người truy cập lớn. Ở đây, người xem có thể click vào banner để đi đến trang đang quảng cáo.
Để xác định kích thước chuẩn của banner thì việc đầu tiên người dùng phải chỉ rõ mục đích mình sử dụng banner là gì. Với loại banner được dùng cho biển hiệu thường có kích thước khá lớn.
Với loại banner này thì kích thước tương đương với chiều ngang cửa hàng sẽ là chuẩn nhất. Ngược lại, những loại banner online có kích thước bé bằng một tấm ảnh cỡ 4×6 là vừa mắt người xem.
Banner có vai trò cực kì quan trọng trong quảng cáo như sau:
Khi những banner được khách hàng nhìn thấy nhiều lần, họ sẽ nhớ đến các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó nhận thức về thương hiệu sẽ ngày một được gia tăng. Bên cạnh đó, từ điều này sẽ hình thành nên cơ sở hành vi quay lại của khách hàng.
Việc quảng cáo bằng banner sẽ giúp doanh nghiệp biết được khách hàng nào quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời xác định được khách hàng nào không hứng thú đến. Qua đó, doanh nghiệp có được những thông tin cần thiết của khách hàng tiềm năng.
Để thực hiện một banner “chuẩn không cần chỉnh” bạn cần lưu ý các bí kíp sau:
Bước 1: Xác định khách hàng
Bước đầu tiên khi muốn quảng cáo một thứ gì đó chính là việc xác định đối tượng. Khi xác định được các khách hàng của mình thì doanh nghiệp mới có thể lựa chọn các loại banner áp dụng.
Bước 2: Xác định loại banner
Cũng như việc tìm hiểu trên lý thuyết. Khi bạn biết được banner là gì thì việc tiếp theo bạn sẽ làm là xác định loại banner phù hợp. Nếu đây là chiến dịch online thì bạn sẽ không thể chọn loại banner biển hiệu và ngược lại.
Bước 3: Ấn định nội dung
Sau khi đã chọn được loại banner, bạn cần tối ưu hóa nội dung của các chiến dịch. Không ai muốn xem một banner dài cả trang vở với chi chít chữ cả.
Vì thế hay tóm gọn nội dung hết mức có thể để tối ưu hiệu quả của banner.
Bước 4: Thiết kế
Sau khi chuẩn bị “nguyên liệu”, việc cuối cùng bạn cần làm là “chế biến”. Bạn sẽ chọn màu và thiết lập bố cục sao cho hài hòa nhất trong mắt người xem. Thứ tự thiết kế nên được ưu tiên là màu, kích cỡ, vị trí.
Poster được hiểu là một ấn phẩm kích thước lớn có tính cách vừa thông tin, vừa nghệ thuật. Poster được thiết kế qua các thủ pháp tạo hình mang tính thẩm mỹ cao. Nó nhằm mục đích truyền đạt đến người xem bằng thị giác thông tin chính về một sản phẩm, một sự kiện hay một vấn đề.
Poster và banner đều được chỉ định để quảng cáo một nội dung nào đó. Thế nhưng vẫn có bạn thắc mắc khác biệt giữa poster và banner là gì. GiaiNgo sẽ đề cập đến các điểm khác biệt giữa 2 loại như sau:
GiaiNgo đã đưa đến các bạt tất tần tật về banner là gì và những loại banner thông dụng nhất. Hãy tìm hiểu cụ thể trước khi bắt tay thiết lập banner nhé. Vì nó là nhân tố quyết định sự thành – bại của chiến dịch quảng cáo đấy.