Dù là thực vật hay động vật cũng cần phải hô hấp mới có thể duy trì sự sống. Đã bao giờ bạn tự hỏi, hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống chưa? Hôm nay, GiaiNgo sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Hệ hô hấp của người được chia thành hai phần là hệ hô hấp trên và hệ hô hấp dưới. Hai phần này được ngăn cách với nhau bằng nắp thanh quản.
Hệ hô hấp trên (trên nắp thanh quản) gồm: mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản. Nhiệm vụ của hệ hô hấp trên là lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi.
Hệ hô hấp dưới (dưới nắp thanh quản) gồm: khí quản, cây phế quản, phế nang, màng phổi, phổi,… Hệ hô hấp dưới có nhiệm vụ thực hiện lọc không khí và trao đổi khí.
Sau đây, GiaiNgo sẽ cùng bạn tìm hiểu cụ thể về các cơ quan trong hệ hô hấp của người và chức năng của chúng nhé!
Mũi
Là phần đầu của hệ hô hấp. Chức năng chủ yếu của mũi là dẫn khí, làm sạch và sưởi ấm không khí trước khi đưa vào phổi. Bên cạnh đó, mũi còn là cơ quan khứu giác của người.
Hầu – họng
Là nơi giao nhau giữa đường ăn và đường thở. Vì vậy, cơ quan này rất nhạy cảm, nếu không cẩn thận sẽ dễ mắc bệnh.
Chức năng của hầu – họng là bảo vệ các tác nhân từ bên ngoài vào cơ thể. Khi các bộ phận này bị viêm sẽ lây lan xuống thanh quản, phế quản… và gây ra các bệnh về đường hô hấp.
Thanh quản
Nắp thanh quản có thể có thể cử động để đậy kín đường hô hấp, ngăn không cho các vi khuẩn có hại xâm nhập.
Thanh quản có chức năng chính là phát ra âm thanh, lời nói.
Khí quản
Là một ống dẫn khí hình lăng trụ nối tiếp từ dưới thanh quản ngang mức đốt sống cổ 6 với hệ phế quản của phổi. Khí quản được cấu tạo bởi 15 – 20 vòng sụn khuyết, xếp chồng lên nhau.
Chức năng của khí quản là dẫn không khí vào ra, điều hòa lượng không khí đi vào phổi, làm tăng khả năng trao đổi khí ở phổi.
Phế quản
Phế quản có hình như cành cây, có chi nhánh đến các thuỳ phổi. Phế quản được chia làm 2 bên gồm: khí quản chính phải và phế quản chính trái.
Phế quản nằm trong đường ống dẫn khí nên có nhiệm vụ đưa không khí lưu thông từ ngoài vào phế nang và ngược lại.
Phổi
Phổi của người bao gồm có 2 lá phổi, được cấu tạo bởi các thùy. Lá phổi phải có 3 thùy, lá phổi trái có 2 thùy. Phổi có hình thể gồm mặt ngoài, mặt trong và màng phổi. Thông thường, phổi trái thường nhỏ hơn phổi phải.
Chức năng của phổi là trao đổi khí oxy và khí CO2. Quá trình trao đổi khí này diễn ra trên toàn bộ mặt trong các phế quản và phế nang.
Ngoài ra, tế bào phổi còn duy trì sự sống cho các tế bào biểu mô và tế bào nuôi mô. Và phổi còn tham gia vào quá trình chuyển hóa và tổng hợp nhiều chất quan trọng.
Hô hấp gồm 03 giai đoạn chủ yếu đó là sự thở, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào.
Tiếp theo, GiaiNgo sẽ tóm tắt quá trình hô hấp ở cơ thể người để mọi người dễ hiểu hơn nhé!
Không khí đi vào mũi, qua họng xuống khí quản, phế quản đến phổi và diễn ra quá trình trao đổi khí tại các phế nang.
Khí oxi từ không khí được khuếch tán ở phế nang rồi sau đó vào máu. Lúc này, khí CO2 sẽ được đưa từ máu vào không khí phế nang.
Tiếp theo, khí oxi được khuếch tán từ máu vào tế bào. Còn khí CO2 được khuếch tán từ tế bào vào máu.
Hô hấp đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể sống. Đó là quá trình cung cấp khí oxi cho tế bào và loại CO2 ra khỏi cơ thể.
Hoạt động hô hấp cung cấp oxi vào cơ thể, giúp oxi hóa các chất dinh dưỡng và tạo năng lượng cho cơ thể sống.
Nhờ sự hoạt động của lồng ngực cùng với sự tham gia của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực. Điều này giúp không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới. Sự hít vào, thở ra của con người được diễn ra một cách dễ dàng.
Không chỉ động vật mà thực vật cũng cần hô hấp để duy trì sự sống. Quá trình hô hấp của thực vật là phân huỷ các chất hữu cơ và giải phóng dần năng lượng dưới dạng chủ yếu là ATP.
Năng lượng được tích luỹ trong ATP được dùng để:vận chuyển vật chất trong cây, sinh trưởng, tổng hợp chất hữu cơ, sửa chữa những hư hại của tế bào,…
Qua đó, chúng ta có thể có thể thấy hô hấp có vai trò rất quan trọng đối với đời sống thực vật.
Chúng ta luôn được khuyến cáo rằng “Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi”. Khi hút thuốc không chỉ ảnh hưởng đến phổi mà còn tác động xấu đến hệ hô hấp.
Trong khói thuốc lá có chứa một chất độc hại đó là Nicotin. Khi hít khí này vào trong cơ thể nó sẽ làm biến đổi cấu trúc niêm mạc phế quản. Ngoài ra, chất độc trong thuốc lá có thể làm tê liệt chân lông, tăng sinh các tuyến phế quản.
Khi hút thuốc lá cũng là lúc khí CO2 trong khói thuốc lá sẽ chiếm chỗ của oxy trong máu. Nếu sử dụng thuốc lá thường xuyên có thể dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, khí nitơ oxit trong khói thuốc lá gây viêm xương khớp niêm mạc và cản trở quá trình trao đổi khí.
Khi nói đến hệ hô hấp có thể chúng ta sẽ nghĩ đến chức năng chính là hô hấp phải không nào? Tuy nhiên, qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ hơn hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống? Hãy theo dõi trang GiaiNgo để thu thập nhiều thông tin bổ ích nhé!