Nói đến thời Trần, không thể không nhắc đến công lao lớn lao của Trần Thái Tông. Vậy Trần Thái Tông là ai? Ông đã làm gì để mang lại niềm tự hào cho cả dân tộc và được sử sách lưu tên cho đến bây giờ. Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu tiểu sử của vị vua này nhé!
Trần Thái Tông là vị hoàng đế đầu tiên của triều Trần trong lịch sử Đại Việt. Ông cũng là người anh hùng cứu nước trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất (1258).
Trước khi lên ngôi vua, Trần Thái Tông đã từng là một triết gia và thi gia lỗi lạc. Ông nổi tiếng là vị vua khoan dung đức độ. Sau khi nhường ngôi, Trần Thái Tông vẫn làm Thái thượng hoàng cho đến khi qua đời.
Trần Thái Tông ra đời ngày 9 tháng 7 năm 1218 (Mậu Dần). Ông trị vì thiên trong khoảng 32 năm kể từ khi lên ngôi năm 1226.
Từ thời Trần Thái Tông, ông đã tạo truyền thống chọn người tôn thất làm Tả hữu Tướng quốc Bình chương quân quốc trọng sự. Người ngoài tộc dù có giỏi đến mấy cũng không được giữ chức này.
Trần Thái Tông qua đời ngày 5 tháng 5 năm 1277, hưởng thọ 58 tuổi. Ông rất được lòng dân cũng như quan chức khi còn trị vì đất nước.
Khi còn ở ngôi vua, Trần Thái Tông và bầy tôi có quan hệ rất gần gũi, thân mật, ít đặt nặng vấn đề lễ nghi.
Trần Thái Tông tên khai sinh là Trần Cảnh. Ông được sinh ra khi đất nước đang còn dưới sự cai quản của triều Lý.
Cách trị vì của ông làm đạo Phật rất phát triển thời điểm đó. Ông được xem là người có ảnh hưởng đến sự hình thành Thiền phái Trúc Lâm – giáo hội thống nhất đầu tiên của đạo Phật tại Việt Nam.
Trần Thái Tông được sinh ra ở làng Tức Mặc. Nay thuộc thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định. Đây là nơi ông sinh ra và lớn lên nên cũng được xem như là quê hương, là nơi chôn rau cắt rốn của ông.
Đền Trần và Thái Đường Lăng được xây dựng ở thôn Tam Đường (Thái Bình) để đặt lăng tẩm các vị vua đầu triều. Đây cũng là nơi thờ các phụng các vị vua anh minh của thời Trần nói chung và Trần Thái Tông nói riêng.
Cha Trần Thái Tông là Trần Thừa. Sau khi Trần Thái Tông lên ngôi, ông được tôn là Thượng hoàng trông coi việc nước.
Ông mất năm 1234 và được truy tôn làm Trần Thái Tổ, hưởng thọ 51 tuổi. Trần Thái Tổ được an táng ở Thọ lăng, nay ở thôn Tam Đường, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Mẹ Trần Thái Tông là bà Lê Thị Thái. Bà mất năm 1230. Sau khi mất bà được truy tôn là Thuận Từ Quốc Thánh Hoàng thái hậu.
Trong thời gian chung sống với Trần Thừa, bà sinh được vua Trần Thái Tông và một số người con khác như:
Trần Thái Tông có tổng cộng 4 anh chị em đó là:
Trong những năm trị vì, Trần Thánh Tông lập thất cho 3 vị phi là:
Ngoài ra còn rất nhiều phi tần không rõ danh tính khác.
Sử sách chỉ ghi danh một vài người con nổi trội của Trần Thái Tông mà không đề cập đến con số chính xác. Có một số người được kể tên cụ thể là:
Ngày 4 tháng 10 âm lịch năm 1277, triều đình làm lễ mai táng Thượng hoàng Thái Tông tại Chiêu Lăng thuộc phủ Long Hưng (Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình). Đây là vùng đất có thế địa – kinh tế – chính trị – văn hóa đặc biệt quan trọng.
Sau này, khu di tích an táng các đời vua Trần này được chia làm ba phân khu chính: Khu lăng mộ, khu đền thờ và khu di tích khảo cổ học.
Trần Thái Tông được sinh ra khi đất nước đang ở dưới sự trị vì của nhà Lý. Khi đó, họ Trần đang nắm quyền binh trong triều, với trụ cột là Trần Tư Khánh – chú ruột của Trần Thái Tông. Sau đó, một người chú họ khác là Trần Thủ Độ được phong làm Chỉ huy sứ, cai quản lực lượng cấm vệ hoàng cung.
Năm 1225, Vua Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Công chúa Chiêu Thánh chỉ mới 7 tuổi. Ngay lúc này, Trần Thủ Độ tiến cử Trần Thái Tông, lúc đó mới 8 tuổi, làm Chi hậu chính chi ứng cục hầu hạ trong cung.
Thấy Trần Thái Tông và Chiêu Hoàng trạc tuổi nhau nên khá thân thiết. Trần Thủ Độ bèn lợi dụng điều này để dàn xếp hôn nhân cho hai người. Sau đó, Chiêu Hoàng bị ép nhường ngôi cho chồng.
Ngày 21 tháng 10 năm Ất Dậu, Chiêu Hoàng ban chiếu nhường ngôi cho Trần Thái Tông. Khoảng 1 năm sau, Chiêu hoàng trao hoàng bào cho Trần Cảnh ở điện Thiên An. Trần Cảnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Thiện Hoàng.
Sau đó, Trần Thủ Độ lập mưu bức tử nhà sư Huệ Quang (vua Lý Huệ Tông trước đây). Nhà Lý chính thức chấm dứt sau 216 năm tồn tại.
Sau khi lên ngôi, Trần Thái Tông cử Trần Thủ Độ làm Quốc thượng phụ và được toàn quyền chấp chính. Tuy nhiên, ông đang bận đánh giặc bên ngoài, nên để Trần Thừa ra làm nhiếp chính.
Đề xuất này được triều đình đồng ý. Tháng 10 âm lịch năm 1226, Thái Tông tôn Trần Thừa làm Thái thượng hoàng. Còn Trần Thủ Độ giữ chức Thái sư thông quốc hành quân vụ chinh thảo sư.
Trên đây là toàn bộ tiểu sử của Trần Thái Tông. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã biết được Trần Thái Tông là ai. Đừng quên theo dõi GiaiNgo để cập nhật những tin tức mới nhất nhé!