Lê Thái Tông được biết đến là một trong những vị vua nhỏ tuổi nhất ở Việt Nam. Vậy Lê Thái Tông là ai? Điều gì khiến một cậu bé chỉ 11 tuổi đã phải gánh vác cả một đất nước trên vai? Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu về vị vua tài giỏi nhưng bạc mệnh này qua bài viết dưới đây nhé!
Lê Thái Tông là vị hoàng đế thứ hai của triều Lê trong lịch sử Việt Nam. Lê Thái Tông lên ngôi khi chỉ mới 11 tuổi. Tuy nhiên, đến khi mất, ông chỉ có 9 năm trị vì nước Đại Việt.
Vua Lê Thánh Tông kế thừa những thành tựu của vua Lê Thái Tổ trước đó, đưa nước ta bước vào thời kỳ thịnh trị. Ông là một vị vua giỏi, luôn quan tâm đến triều chính và rất được lòng dân.
Lê Thái Tông tên thật là Lê Nguyên Long. Vua Lê Thái Tông lên ngôi năm 1433. Với sự giúp đỡ của các đại thần võ tướng như Lê Sát, Lê Ngân, Đinh Liệt,… nhà vua đã ổn định được chính sự khi tuổi đời còn rất nhỏ.
Trong 9 năm trị vì, nhà vua và các đại thần luôn ổn định xã hội, trị loạn tham ô, vạch ra hệ thống nghi thức rõ ràng. Bên cạnh đó còn tăng cường chỉnh đốn quân đội trong trường hợp có thành phần tạo phản trong nước.
Lê Thái Tông chào đời ngày 20 tháng 11 âm lịch năm 1423. Sau khi Lê Thái Tổ băng hà khi 49 tuổi, Lê Thái Tông lên nối nghiệp năm 11 tuổi. Ông luôn tự điều hành mọi công việc triều chính của quốc gia.
Lê Thái Tông là một vị vua tài giỏi và chính trực. Ông đã được phong làm Lương quận công khi chỉ mới 5 tuổi. Sử sách ghi nhận ông là “vua thiên tư sáng suốt, nối vận thái bình”.
Lê Thái Tông đột ngột băng hà năm 1442 khi đang đi tuần miền Đông. Cái chết bí ẩn của nhà vua được xem là vụ án oan và thảm khốc bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Có rất nhiều tin đồn Nguyễn Trãi là hung thủ ám sát vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên. Sau đó Nguyễn Trãi phải chịu tru di tam tộc. Tuy nhiên tin đồn vẫn chưa được xác thực và hung thủ thật sự vẫn đang là một ẩn số.
Lê Thái Tông được sinh ra tại Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Khi ông được sinh ra, Lê Thái Tông vẫn không có cha bên cạnh. Thời điểm đó, Lê Thái Tổ (Lê Lợi) vẫn đang bận lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn.
Khi Lê Thái Tông được 3 tuổi, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vẫn chưa kết thúc. Anh trai của Lê Thái Tông – Quận Ai Vương Lê Tư Tề phải tham gia vào chiến trường với cha.
Vua Lê Thái Tông do hoàng hậu Phạm Thị Ngọc Trần sinh ra. Bà là người huyện Lôi Dương (tức Thọ Xuân ngày nay). Bà không ngại gian khổ, luôn theo hầu vua Lê Thái Tổ trong những ngày chống chọi với quân Minh.
Khi Thái Tổ Cao Hoàng muốn tìm một vị thiếp để dâng lễ cầu thắng giặc, bà không ngần ngại xả thân làm vật tế. Ngày 24 tháng 3 năm 1425, bà gieo mình chết và để lại Lê Thái Tông mới chỉ 3 tuổi.
Cha Lê Thái Tông là vua Lê Thái Tổ (vua Lê Lợi). Trước khi lên ngôi vua, Lê Lợi đã nung nấu một quyết tâm đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi rất được ủng hộ và giành được thắng lợi vẻ vang.
Sau đó, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế năm 1428, sáng lập ra vương triều Lê. Sau 5 năm trị vì thiên hạ, Lê Lợi băng hà năm 1433. Thi hài ông được an táng tại Vĩnh Lăng, Lam Sơn, miếu hiệu là Thái Tổ.
Vua Lê Thái Tông có đến 5 người vợ chính thức được sắc phong khi chỉ mới 16 tuổi. Mỗi người vợ của Lê Thánh Tông có một số phận riêng hết sức đặc biệt. Đó là các bà:
Năm 1432, vua Lê Thái Tổ giao chuyện triều chính cho con cả là Lê Tư Tề vì bệnh nặng. Được một thời gian, chứng điên cuồng, giết bừa của Lê Tư Tề làm Lê Thái Tổ không hài lòng.
Sau đó ông cùng với tướng quân Lê Khôi bàn bạc và quyết định phong Lê Nguyên Long (Lê Thái Tông) làm thái tử nối ngôi. Năm 1433, Lê Thái Tổ băng hà, Lê Thái Tông lên nối ngôi. Ông ban chiếu đại xá thiên hạ và quyết định đổi niên hiệu thành Thiệu Bình
Lê Thái Tông có đủ tố chất của một vị vua tốt. Ông luôn chính trực, thương dân và tự quyết định mọi việc một cách chính xác.
Chính trị
Với lý do cần giúp đỡ Lê Thái Tông vì ông còn quá nhỏ để tự quyết định mọi việc, Lê Sát bắt đầu lộng hành và muốn thâu tóm chính quyền. Lê Sát còn âm mưu cho con gái mình được làm hoàng hậu để càng dễ hành động.
Tuy nhiên Lê Thái Tông đã nhìn ra được âm mưu này. Ông từng bước cách chức Lê Sát và ép Lê Sát đến đường tự tử. Qua việc làm với Lê Sát, ông củng cố lại chính quyền của mình chặt chẽ hơn.
Quân sự
Dù chỉ mới 13 tuổi nhưng Lê Thái Tông rất giỏi điều hành và củng cố quân sự. Ông bắt đầu cho thao diễn các buổi diễn tập quân đội 5 đạo đánh bộ, thủy chiến ở các sông. Ông cũng biết nhìn và chọn được nhiều tướng giỏi như Lê Bôi, Lê Văn Linh,…
Lê Thái Tông nhiều lần tự mình mang quân đi đánh giặc như họ Cầm làm loạn, quân Hà Tông Lai ở huyện Thu Vật,… Ông còn đánh dẹp cuộc nổi dậy của thổ quan Nghiễm ở châu Thuận Mỗi khi chưa đầy 20 tuổi.
Giáo dục
Lê Thái Tông tiếp nối cha mình, bắt đầu phục hồi việc giáo dục ở Đại Việt. Năm 1434, ông tổ chức thi học trò trong nước và điểm được phân chia các cấp bậc rõ ràng. Những người tài sẽ được học ở Quốc tử giám.
Lê Thái Tông đã đặt lệ thi cử 3 năm 1 lần. Đối với ông không có chuyện gian lận trong thi cử. Ông luôn xem xét thành tích thật của mỗi cá nhân, từ đó chọn ra người xứng đáng làm quan.
Ngoại giao
Đến thời kỳ Thái Tông, nước Đại Việt đã thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp với nhà Minh. Khi vừa lên ngôi năm 1434, ông đã sai người mang lễ vật sang nhà Minh cầu phong và kết giao.
Đến năm 1437, nhà Minh sai nhiều đại thần mang chiếu sắc ấn vàng sang phong vua Lê Thái Tông làm An Nam Quốc Vương. Mới chỉ 14 tuổi mà vua Lê Thái Tông đã biết nhìn nhận sự việc và hành động rất dứt khoát.
Năm 1433, vua Lê Thái Tổ bệnh nặng và quyết định nhường ngôi lại cho con trai cả là Lê Tư Tề. Tuy nhiên, cháu ruột của vua Lê Thái Tổ là Lê Khôi khuyên nên nhường ngôi cho con trai thứ hai.
Vua Lê Thái Tông lên ngôi từ đó và bắt đầu điều hành chuyện chính sự. Đến năm 1438, ông phế truất anh mình làm dân thường. Ông luôn thể hiện mình là một vị vua gương mẫu, yêu nước thương dân.
Khi lên ngôi, Lê Thái Tông bắt đầu truy phong mẹ ruột đã mất của mình, bà Phạm Thị Ngọc Trần, làm Cung từ Quốc Thái mẫu. Ông cũng sai người đem thần chủ mới vào thờ ở Thái miếu.
Vua Lê Thái Tông có đến 5 người vợ. Đa số những phi tần này đều hống hách và còn có cả âm mưu lật đổ vua nên không được sủng ái. Tuy nhiên, chỉ có bà Nguyễn Thị Anh được phong làm Thần phi vì tính tình hiền dịu, sáng suốt.
Sự tình về cái chết của vua Lê Thái Tông đến nay vẫn còn là một ẩn số. Theo sử sách, ngày 27 tháng 7 năm 1442, vua Thái Tông đi duyệt quân ở thành Chí Linh. Lúc này, Nguyễn Trãi mời nhà vua ngự ở chùa Côn Sơn, quê của Nguyễn Trãi.
Đến ngày 4 tháng 8 âm lịch, vua Lê Thái Tông qua đời. Trước đó, vua có đến chơi ở trại vải (còn gọi là Lệ Chi Viên) cùng với Nguyễn Thị Lộ, là vợ của Nguyễn Trãi. Theo lời khai của bà Lộ là vua có ở cùng với bà đêm đó, nhưng rồi bị sốt rét nên qua đời.
Triều đình quy tội cho Nguyễn Thị Lộ và Nguyễn Trãi đã giết vua và thi hành án tru di tam tộc. Đây là nghi án lớn trong lịch sử Việt Nam bởi Nguyễn Trãi nổi tiếng tiếng trung thành với triều đình.
Lê Thái Tông ở ngôi được 9 năm, hưởng dương 20 tuổi. Triều đình an táng ông ở Hựu Lăng, bên trái Vĩnh Lăng của Lê Thái Tổ ở Lam Sơn.
Trên đây là những điều liên quan đến vị vua tài giỏi nhưng bạc mệnh Lê Thái Tông. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã biết Lê Thái Tông là ai và là người như thế nào. Cùng đón chờ những bài viết sau của GiaiNgo nhé!