Thời triều đình nhà Nguyễn, Minh Mạng là một trong những vị vua nổi bật nhất. Vậy Minh Mạng là ai? Những câu chuyện ít ai biết về vị vua này như thế nào? GiaiNgo sẽ chia sẻ thông tin về vị vua Minh Mạng là ai nhé!
Minh Mạng là một vị vua nhiều vợ nhất mà cả nước biết đến. Sau khi lên ngôi vua, Minh Mạng bên cạnh những sứ mạng lớn lao cho quốc gia đại sự. Ngài cũng giống như các vị tiên đế, là chẳng hề quên “trọng trách” của mình đối với tam cung lục viện, với hàng ngàn cung tần mỹ nữ trẻ đẹp.
Minh Mạng từng có 43 người vợ. Chuyện hậu cung của vị vua này cũng có nhiều cái bất thường mà đến giờ vẫn còn nhiều bí mật khác nhau. Có những đêm vua Minh Mạng có thể ân sủng đến 4 ái phi. Nhờ đó mới ra một bài thuốc, và đến nay rượu Minh Mạng giúp trong việc ân sủng.
Vua Minh Mạng sinh ra tại làng Tân Lộc, gần Gia Định, trong lúc đang xảy ra Chiến tranh Tây Sơn – Chúa Nguyễn (1787 – 1802). Tên húy của ông là Nguyễn Phúc Đảm, còn có tên khác là Nguyễn Phúc Kiểu. Ông là con trai thứ tư của vua Gia Long và Thuận Thiên Cao Hoàng hậu Trần Thị Đang.
Vua Minh Mạng sinh ngày 23 tháng 4 nǎm Tân Hợi (25/5/1791), là con thứ 4 của Gia Long. Tháng giêng nǎm Canh Thìn (1820), thái tử Đảm lên ngôi vua, niên hiệu là Minh Mạng.
Vua Minh Mạng mất tháng 12 nǎm 1840. Minh Mạng mất do ông ốm nặng rồi mất vào ngày 20/1/1841, trị vì được 20 nǎm, thọ 51 tuổi. Minh Mạng có tư chất thông minh, hiếu học, nǎng động và quyết đoán.
Vua Minh Mạng được chôn cất trên núi Cẩm Kê, ấp An Bằng, thuộc xã Hương Thọ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế 12 km.
Vua Minh Mạng có 43 bà vợ. Trong đời sống riêng tư, ai cũng phải ngạc nhiên về sức cường tráng của ông. Trong tài liệu không có thức lực của Minh Mạng như nào, chỉ biết ông có nhiều các phi tần. Có một bài thuốc bổ dương tên Minh Mạng thang được quan Thái y căn cứ vào thể chất; và sinh hoạt của ông để lập ra thang thuốc rượu.
Hai vương phi được Minh Mạng sủng ái nhất là Hiền phi Ngô Thị Chính và bà Lệ tân Nguyễn Gia Thị. Hiền phi Ngô Thị Chính sinh được 4 hoàng tử, 2 công chúa, còn bà Lệ tân Nguyễn Gia Thị sinh được 7 hoàng tử và 3 công chúa.
Vua Minh Mạng có 142 người con: 78 hoàng tử và 64 công chúa. Minh Mạng là vị vua nhiều vợ và đông con nhất trong 13 vị vua triều Nguyễn.
Theo như tư liệu, cháu nội/cháu ngoại không có thông tin. Tư liệu chỉ có thông tin là ông có 142 người con và 43 người vợ, còn dòng họ sau đó chưa rõ.
Vua Minh Mạng trị vì trong 21 năm, ông ban bố hàng loạt cải cách quốc nội. Ông đổi tên nước Việt Nam thành Đại Nam, lập thêm Nội các và Cơ mật viện ở Huế. Bãi bỏ chức Tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi trấn thành tỉnh; củng cố chế độ lưu quan ở miền núi.
Quân đội cũng được xây dựng hùng mạnh. Minh Mạng còn cử quan khai hoang ở ven biển Bắc kỳ và Nam kỳ. Ngoài ra, Minh Mạng rất quan tâm đến việc duy trì nền khoa cử Nho giáo; năm 1822 ông mở lại các kì thi Hội, thi Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài. Ông nghiêm cấm truyền bá đạo Cơ Đốc vì cho rằng đó là tà đạo làm băng hoại truyền thống dân tộc.
Chính sách đối ngoại, Minh Mạng không đưa ra cải cách nào. Ông tiếp tục duy trì chính sách của Gia Long: Bế quan toả cảng, khước từ mọi giao lưu với phương Tây, cấm người dân buôn bán với ngoại quốc. Từ đó khiến Đại Nam dần tụt hậu do không tiếp thu được các thành tựu mới về khoa học kỹ thuật.
Minh Mạng đặc biệt chú ý thần phục nhà Thanh, nhưng lại lạnh nhạt và nghi kỵ các nước phương Tây, do vậy đã kìm hãm quan hệ thông thương của đất nước. Nhưng cho thấy ông cũng đưa nước Việt Nam một bước ngoặt mới.
Vua Minh Mạng đã để lại nhiều câu chuyện kỳ bí, ít ai biết về câu chuyện của ông. Câu chuyện như sau:
Minh Mạng được đánh giá là ông vua nghiêm khắc bậc nhất của triều Nguyễn. Ông thường trị tội rất nặng những kẻ tham nhũng, kể cả hoàng thân quốc thích.
Theo sách Đại Nam thực lục, tháng 5/1823, Lý Hữu Diệm làm quan tại phủ Nội vụ, lấy trộm hơn một lạng vàng. Việc bị phát giác, Bộ Hình đưa ông Diệm ra xét xử. Theo quy định của Luật Gia Long, tội ăn trộm ngân khố dù ít hay nhiều cũng sẽ bị chém đầu.
Nhưng xét thấy Lý Hữu Diệm vốn có nhiều công trạng, Bộ Hình đã tha tội chết, chỉ bắt đi đày viễn xứ. Khi án được tâu lên, vua Minh Mạng không đồng ý với đề nghị của Bộ Hình. Minh Mạng nhất quyết yêu cầu Bộ Hình đem can phạm ra trước chợ Đông Ba chém đầu, cho mọi người trông thấy mà sửa mình.
Năm 1834, đến lượt tuần phủ Trịnh Đức bị thắt cổ chết vì tham ô một nghìn quan tiền nhưng lại nói dối bị giặc cướp mất. Cũng trong năm này, quản mộc Hồ Văn Hạ cũng mất đầu vì tham nhũng.
Theo Đại Nam thực lục, trong thời gian Lê Văn Duyệt ra Huế (1816-1820), Huỳnh Công Lý (bố của Huệ phi – vợ vua Minh Mạng) được giao giữ chức Phó tổng trấn. Lợi dụng chức vụ và bề trên đi vắng, Huỳnh Công Lý thừa cơ vơ vét của cải từ nhân dân và binh lính.
Sau khi cuộc điều tra kết thúc, nắm rõ tội của Huỳnh Công Lý, sau một thời gian cân nhắc. Vua Minh Mạng đã ra lệnh cho Lê Văn Duyệt đòi lại số tiền đó cho dân.
Khi thành án, Minh Mạng ra lệnh trao hết hồ sơ cho triều đình bàn xét, triều đình kết luận đáng tội chết. Năm 1821, Huỳnh Công Lý bị Tổng trấn Lê Văn Duyệt xử tử tại Gia Định, tài sản bị tịch thu để trả lại cho quân lính và dân chúng.
Theo một số sách, lúc lên ngôi năm 29 tuổi, vua Minh Mạng yếu về đường sinh dục do hưởng thụ sớm. Ông khi đó ra lệnh cho các quan ngự y phải giúp mình lấy lại sức khỏe. Trong đó, 2 bài nổi tiếng nhất là “nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” (một đêm quan hệ 6 lần, sinh 5 con trai) và “nhất dạ ngũ giao sinh tứ tử” (một đêm quan hệ 5 lần, sinh 4 con trai).
Hiệu nghiệm thuốc rõ rệt, vua Minh Mạng vì thế có đến hơn trăm người con. Ngoài ra bài thuốc cũng giúp vua thêm trí tuệ, minh mẫn để xử lý việc triều chính hằng ngày.
Ý nghĩa cải cách hành chính của vua Minh Mạng đối với nước ta hiện nay:
Vua Minh Mạng là một vị vua tài giỏi, giúp cho đất nước bước thêm một bước thời triều Nguyễn; ông đã để lại nhiều dấu ấn khi ông trị vì. GiaiNgon đã chia sẻ thông tin Minh Mạng là ai? Bạn cảm thấy vị vua này như nào? Hãy comment bên dưới nhé!