Buffer hiện nay được sử dụng khá rộng rãi trên lĩnh vực khoa học máy tính. Đặc biệt được áp dụng nhiều vào các ứng dụng như nghe nhạc, xem video. Tuy nhiên không phải ai cũng thật sự hiểu về Buffer. Vậy Buffer là gì? Sự khác biệt giữa Buffer và Cache là gì? Hãy cùng GiaiNgo giải đáp những thắc mắc của thuật ngữ Buffer nhé.
Buffer trong lĩnh vực khoa học máy tính là vùng dữ liệu được lưu trữ tạm thời trong bộ nhớ RAM. Công nghệ Buffer hiện nay được ứng dụng khá nhiều trên các website xem phim, nghe nhạc hay các ứng dụng livestream.
Buffer được hiểu như là một vùng đệm. Vùng đệm là tạm giữ vùng dữ liệu trong khi các dữ liệu đang chờ để chuyển sang bộ phận khác. Buffer phát triển và được ứng dụng để ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn dữ liệu của các tệp tin hay âm thanh khi việc nghẽn mạng bị xảy ra.
Buffer được ứng dụng khi bạn đang xem hoặc nghe nhạc trực tuyến. Khi bạn muốn làm điều này, sẽ có hai cách để trình duyệt tải dữ liệu:
Tại sao cần phải sử dụng Buffer? GiaiNgo sẽ so sánh hai cách mà trình duyệt tải dữ liệu như đã nêu ở trên để bạn có thể thấy được tại sao phải dùng Buffer:
Như vậy, qua sự so sánh này chắc bạn cũng đã hiểu tại sao Buffer lại phổ biến đến như vậy. Và tại sao cần phải dùng Buffer. Buffer giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều thời gian và giúp cho bạn xem những dữ liệu một cách mượt mà, không bị ngắt đoạn.
Cache là bộ nhớ đệm. Cache là kĩ thuật lưu lại những dữ liệu đã được xử lí vào RAM hoặc Local Storage hay còn gọi là bộ nhớ tạm. Những bộ nhớ tạm này sẽ có tốc độ truy xuất nhanh hơn. Nếu bạn muốn dùng những dữ liệu được lưu trữ trong những bộ nhớ tạm này cho những lần sau thì bạn chỉ cần truy xuất từ bộ nhớ này ra mà không cần phải chờ đợi hay làm thêm bất cứ điều gì.
Về cơ bản, Cache giúp giữ lại một số dữ liệu nhất định. Đây chính là khu vực để lưu trữ các dữ liệu hoặc quy trình mà được sử dụng một cách thường xuyên để truy cập được nhanh hơn trong tương lai. Mục đích của Cache chính là tiết kiệm được thời gian, giảm được dữ liệu và tăng tốc độ hoạt động của thiết bị cần được xử lí trong khi sử dụng.
Buffer và Cache đều là vùng lưu trữ dữ liệu tạm thời. Nhưng Buffer được sử dụng để làm giảm thời gian chờ đợi của việc tải và xử lí một vùng dữ liệu nào đó trên một thiết bị. Những dữ liệu sẽ được băm nhỏ và làm việc theo quy trình tải đến đâu thì xử lí đến đó.
Còn đối với Cache thì khác. Cache lưu lại toàn bộ dữ liệu đã được truy cập nhiều lần và đã được sử dụng trước đó. Vì vậy, những dữ liệu được lưu trữ trong vùng này sẽ được xuất ra với tốc độ khá nhanh. Mục đích của Cache là làm giảm thời gian truy cập và bạn không cần phải tải dữ liệu lại một lần nữa.
Buffer Time là khoảng thời gian cho phép đã được thêm vào trong thời hạn của một dịch vụ. Trong thời gian này bạn có thể dọn dẹp tất cả những gì còn sót lại của cuộc họp trước và chuẩn bị cho cuộc họp tiếp theo. Đây là thời gian sẽ không được thông báo và nhắc trước đối với khách hàng của bạn. Đồng nghĩa với việc đây là khoảng thời gian vô hình, không tồn tại đối với khách hàng của bạn.
Ví dụ, cuộc họp của bạn sẽ diễn ra trong vòng 45 phút. Tuy nhiên để chuẩn bị cho cuộc họp, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, bàn ghế, nước uống tại phòng họp. Thời gian chuẩn bị này của bạn sẽ mất 15 phút. Lúc này, thời gian chuẩn bị của bạn được gọi là Buffer Time.
Buffer Inventory là một phần hàng hóa của công ty mà đôi khi được đưa đến khu hàng tồn kho an toàn (safety stock). Buffer Inventory được sử dụng khi có bất kì hàng hóa nào vượt quá nhu cầu sử dụng của công ty.
Đây được xem là một nguồn cung cấp an toàn và mang lại lợi ích cho cả công ty và khách hàng. Khách hàng sẽ luôn mua được hàng hóa mà mình mong muốn. Công ty thì có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và có thể giữ chân được khách hàng.
Ví dụ, một công ty có một khả năng sản xuất một lượng túi xách nhất định trong 1 tháng. Sau đó, công ty sẽ đăng tải những mẫu túi xách đã sản xuất được lên website. Khi khách hàng quan tâm, họ sẽ mua những mẫu túi xách đó. Khi đã bán đi mẫu túi xách thì công ty lại tiếp tục cập nhật hàng mới để khách hàng không phải chờ lâu. Những hàng như vậy thì sẽ được gọi là Buffer Inventory.
Một trong những lợi ích của Buffer Inventory là nó có thể cung cấp sự ổn định. Vì lúc này các công ty có thể đáp ứng được những nhu cầu tăng đột biến từ khách hàng. Nó sẽ giúp cho công ty làm giảm nguy cơ bỏ lỡ cơ hội phục vụ người tiêu dùng.
Buffer Stock được gọi là Kho đệm, hay gọi một cách khác Dự trữ bình ổn. Đây là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong ngành kinh tế. Buffer Stock là lượng hàng hóa được dự trữ để điều hòa sự biến động về giá của hàng hóa sơ chế như đường, muối, cà phê, đồng, thép,…
Buffer Stock là lượng hàng tồn kho cần thiết dự trữ để đề phòng những vấn đề bất ngờ xảy ra trong việc sản xuất các nguồn nguyên nhiên liệu. Khi không có nguồn hàng cung cấp để sản xuất sẽ gây ra các vấn đề về ngưng trệ. Ngoài ra Buffer Stock còn giúp cho giá cả được bình ổn vì không phụ thuộc vào lượng hàng nguyên nhiên liệu tại thời điểm đang tăng cao.
Buffer Size được hiểu là thời gian cần thiết để phân tích những âm thanh phát ra từ thiết bị của bạn. Khi bạn muốn ghi âm bất cứ điều gì trong điện thoại hoặc máy tính của bạn. Thì lúc này các thiết bị của bạn cần phải có thời gian tải những gì đã được thu, sau đó thì xử lí các dữ liệu. Cuối cùng mới có thể phát lại cho bạn nghe.
Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải để cho thiết bị của bạn có thời gian để nhận diện và xử lí các dữ liệu. Khoảng thời gian chờ đợi đó được gọi là Buffer Size.
Buffer Tank là một dụng cụ được lắp thêm vào máy bơm nhiệt giúp hạn chế hiện tượng quay vòng của máy bơm nhiệt. Buffer Tank được ví như một pin năng lượng sẵn sàng được phân phối đến bất kì nơi đâu trong một không gian nhất định như nhà, văn phòng,…
Buffer Tank được thiết kế để giúp giảm đi chu kì quay của máy bơm nhiệt. Nó chứa một mạch nước nóng chạy qua các hệ thống sưởi ấm như một bộ tản nhiệt và hệ thống sưởi dưới sàn.
Bên cạnh đó Buffer Tank cũng là một công cụ cần thiết và hiệu quả cho hệ thống máy điều hòa. Buffer Tank được sử dụng như một vùng chứa để đáp ứng các tải cao điểm hoặc trong các tình huống khi nhu cầu sử dụng điều hòa tăng đột biến và vượt quá khả năng của hệ thống.
Buffer Tank sẽ làm giảm số lần khởi động của hệ thống làm mát. Từ đó, cũng làm giảm hao mòn và tiêu thụ năng lượng
Buffer Overflow còn gọi là lỗi tràn bộ đệm. Tình trạng này xảy ra khi người dùng thường xuyên gửi những lưu lượng dữ liệu lớn đến Serve ứng dụng gây ra việc bộ nhớ ghi bị đè nhiều lần trên ngăn xếp. Đây là lỗi lập trình xảy ra thường xuyên, hậu quả có thể gây ra một ngoại lệ truy cập vào bộ nhớ máy tính của bạn.
Sau đây là những biện pháp hạn chế Buffer Overflow:
Ring Buffer được hiểu là vòng đệm. Đây là thuật ngữ được sử dụng trong ngành khoa học máy tính. Ring Buffer là một cấu trúc dữ liệu sử dụng bộ đệm có kích thước cố định duy nhất để nó được kết nối từ đầu đến cuối. Ring Buffer là một trong những kĩ thuật được sử dụng rất nhiều trong những dự án nhúng để người dùng có thể lưu trữ và xử lí dữ liệu một cách cực kì linh hoạt.
Buffer trong hóa học được hiểu là dung dịch đệm. Dung dịch đệm là một dạng dung dịch lỏng chứa hỗn hợp bao gồm axit yếu và bazơ liên hợp hoặc bazơ yếu và axit liên hợp.
Dung dịch đệm có một tính chất rất đặc biệt đó là khi cho dung dịch này vào một hỗn hợp khác có một axit hoặc 1 bazơ thì sẽ cho ra một hỗn hợp mới mà có độ pH thay đổi rất ít so với ban đầu. Nói cách khác, dung dịch đệm được dùng để ổn định độ pH ngay cả trong tự nhiên lẫn trong phòng thí nghiệm.
Hiện nay, trên thị trường đang phổ biến 3 loại dung dịch đệm khác nhau:
Buffer trong Java là nơi tạm chứa một lượng dữ liệu trong khi dữ liệu vẫn đang tiếp tục được truyền từ nơi này đến nơi khác. Trong Java, Buffer được quản lí bởi một đối tượng Buffer khác. Buffer là một lớp trừu tượng, các Buffer của các lớp con sẽ được tương ứng với các kiểu dữ liệu nguyên thủy khác.
Buffer là khu vực của bộ nhớ vật lí được sử dụng để lưu trữ các dữ liệu một cách tạm thời. Buffer trong Java được sử dụng trong khi đọc và ghi dữ liệu. Buffer không cần được sử dụng khi di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Từ những lưu trữ trong Buffer này, luồng dữ liệu sẽ được thu nhập và được lưu trữ lại trong các biến khác.
Qua bài viết này, GiaiNgo hy vọng bạn đã hiểu hơn về Buffer là gì? Cũng như là tất cả những khái niệm liên quan đến Buffer. Hãy theo dõi GiaiNgo mỗi ngày để cập nhật được những thông tin bổ ích nhé.