Đối với những bạn học đại học thuộc khối kinh tế, ngoại thương hay hàng hải thì không còn quá xa lạ đối với Forwarder. Vậy Forwarder là gì? Những chia sẻ dưới đây của GiaiNgo sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về Forwarder. Hãy đón xem bài viết này nhé!
Forwarder được gọi tắt của cụm từ Freight Forwarder. Forwarder là một thuật ngữ chỉ người (hoặc công ty) làm nghề giao nhận vận tải (forwarding) mới hay sử dụng. Nói theo một cách khác Forwarder là một cá nhân hay một công ty nào đó đứng ra tổ chức tiếp nhận và luân chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến điểm đích cuối cùng cho bên có nhu cầu.
Trong tiếng Anh, Forward là hành động chuyển tiế. Hậu tố đuôi “er” chỉ thị là hành động đó đang được thực hiện bởi một ai đó, chúng ta có thể hiểu đơn giản Forwarder là “người chuyển tiếp” hay “người vận chuyển”.
Forwarder theo tiếng Trung giản thể được viết là 货代. Phiên âm là Huòdài. Từ vựng trong tiếng Trung về ngành vận chuyển, xuất nhập khẩu rất đa dạng, phong phú. Nó liên quan tới khá nhiều các lĩnh vực chuyên ngành khác như từ vựng tiếng Trung chuyên ngành hải quan, vận tải, xuất nhập cảnh và các từ vựng thuật ngữ kinh tế…
Freight Forwarder là từ được viết tắt bởi Forwarder mà không mất đi nghĩa gốc của nó. Về cơ bản thì đây chính là bên trung gian, nhận vận chuyển hàng của chủ hàng, hoặc gom nhiều lô hàng nhỏ (consolidation) thành những lô hàng lớn hơn. Tiếp đó lại thuê người vận tải (hãng tàu, hãng hàng không) vận chuyển từ điểm xuất phát tới địa điểm nhận giao hàng trong hợp đồng.
Công ty Forwarder là một đại lý tổng chuyên việc giao nhận còn gọi là nhà khai thác vận tải. Do một cá nhân hoặc một công ty cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa cho các cá nhân hoặc cty khác. Để xuất hàng hóa từ nhà sản xuất – nhận hàng hóa đến một thị trường đến điểm cuối cùng (Theo hợp đồng vận tải).
Đại lý giao nhận không vận chuyển hàng hóa các hoạt động giống như một “chuyên gia” trong mạng lưới logistics. Họ đảm bảo được dòng luân chuyển hàng hóa từ shipper đến consignee.
Các nhà cung cấp dịch vụ này có thể sử dụng nhiều phương thức vận tải kết hợp từ các phương tiện khác nhau như đường thủy (thủy nội địa & vận tải biển); hàng không; vận tải bộ và đường sắt.
Một trong những lý do chính mà chúng ta cần tới Forwarder đó là Forwarder giúp cho việc đáp ứng được nhu cầu của người mua và bán, đa dạng các tuyến giao hàng kể cả nội địa và quốc tế.
Thực tế Forwarder không đơn giản chỉ là việc mua và bán bình thường, cụ thể Forwarder sẽ có vai trò quan trọng giúp cho các chủ hàng có thể thuận lợi trong việc bán hàng và cụ thể như sau:
Tất cả các tiêu chí trên chính là những gì mà một Forwarder có thể đảm bảo với các chủ hàng. Sự tiện ích Forwarder mang lại chính là nguyên nhân mà ngày nay rất nhiều các công ty hay tổ chức hóa đã quyết định lựa chọn họ để hỗ trợ việc vận chuyển hàng hóa.
Tại các công ty giao nhận vận tải, chúng ta có thể được phân làm những công việc đặc trưng như sau:
Một số tiêu chí GiaiNgo gửi đến bạn để chọn lọc Forwarder như sau:
Sau đây GiaiNgo sẽ cung cấp cho bạn về top 5 công ty Forwarder hàng đầu thế giới:
CH Robinson Worldwide
CH Robinson Worldwide là một công ty Fortune 500 có trụ sở tại Hoa Kỳ. CH Robinson, cung cấp vận tải hàng hóa, quản lý vận chuyển, môi giới và kho bãi. CH Robinson sẽ giải quyết toàn bộ các vấn đề logistics cho các công ty trên toàn thế giới và trên các ngành công nghiệp, từ đơn giản đến phức tạp nhất.
Với doanh số lên đến 20 tỷ đô la Mỹ tiền cước vận chuyển hàng và 18 triệu lô hàng mỗi năm, đây được coi là nền tảng logistics lớn nhất thế giới.
UPS
UPS là một trong những tổ chức chuyển phát bưu kiện hàng đầu thế giới. UPS đã chuyển đổi từ một công ty thư tín vào năm 1907 sang cung cấp 5,2 tỷ gói hàng (lô hàng, kiện hàng) và tài liệu vào năm 2018.
Trong vài năm qua, công ty này đã mở rộng đáng kể thông qua việc mua lại hơn 40 công ty, bao gồm các công ty hàng đầu trong ngành vận tải xe tải và vận tải hàng không.
Deutsche Post DHL Group
Deutsche Post DHL Group là công ty chuyển phát nhanh lớn nhất thế giới và có tổng doanh thu là 68,6 tỷ USD.
FedEx
FedEx là một công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ vận hành một loạt các giải pháp như dịch vụ giao hàng nhanh (Express), khai thác mặt đất (Ground), vận tải hàng hóa, logistics và văn phòng. Bằng cách kết nối các doanh nghiệp với hơn 99% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới, FedEx xử lý hơn 7 triệu giao dịch hải quan hàng năm cho tất cả khách hàng.
XPO Logistics
XPO Logistics là một trong những nhà cung cấp dịch vụ logistics lớn nhất trên thế giới với khoảng 202 triệu m2 cơ sở vật chất. Công ty này đầu tư khoảng 550 triệu đô la Mỹ vào công nghệ hàng năm để tiếp tục tài trợ cho sự phát triển lĩnh vực logistics của mình.
Trên đây là những thông tin mà GiaiNgo cung cấp cho bạn về Forwarder. Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết Forwarder là gì và hiểu rõ về công việc liên quan đến khái niệm này. Đừng quên theo dõi GiaiNgo để cập nhật những tin tức mới nhất nhé!