Trong lĩnh vực kinh doanh, việc tìm hiểu rõ các thành phần kinh tế là điều cần thiết. Trong đó, kinh tế thị trường là gì sẽ được GiaiNgo giải đáp trong bài viết dưới đây.
Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà trong đó người mua và người bán hoạt động trao đổi với nhau theo quy luật cung cầu. Từ đó, người mua và người bán có thể xác định giá cả, số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.
Kinh tế là những mối quan hệ, hợp tác qua lại lẫn nhau giữa con người với con người. Mối quan hệ này liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mục đích là tạo ra sản phẩm, hàng hóa để buôn bán, trao đổi trên thị trường.
Kinh tế bao gồm nhiều ngành nghề kinh doanh và các lĩnh vực khác nhau được nhà nước thừa nhận như: công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, tài chính ngân hàng, logistic,…
Thị trường là nơi thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng; trao đổi các loại hàng hoá, dịch vụ, vốn, sức lao động và các nguồn lực khác trong nền kinh tế.
Thị trường bao gồm tất cả khách hàng hiện có và khách hàng tiềm năng. Những khách hàng tiềm năng sẽ giúp công ty mở rộng buôn bán và các mối quan hệ sau này.
Kinh tế thị trường là nền kinh tế có nhiều thành phần kinh tế; nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng vận động và phát triển trong một cơ chế cạnh tranh bình đẳng và ổn định.
Trong nền kinh tế thị trường, nếu lượng cầu hàng hóa cao hơn lượng cung; giá cả hàng hóa sẽ tăng lên, mức lợi nhuận cũng từ đó mà tăng theo.
Kinh tế phi thị trường là các hoạt động kinh tế hợp pháp; nhưng không được ghi chép và tổng hợp trong các khoản thu nhập quốc dân của một nước.
Thể chế kinh tế thị trường là “luật chơi” chính thức (Hiến pháp, các Bộ luật và Luật, các văn bản dưới Luật, các chính sách và cơ chế tổ chức thực thi các văn bản đó do Nhà nước hiện thời đặt ra) và phi chính thức (các qui tắc bất thành văn, qui phạm, những điều cấm kị mà các nhóm người trong xã hội tham gia hoạt động trong nền kinh tế tự nguyện tuân thủ); được đặt ra đối với các chủ thể tham gia hoạt động trong nền kinh tế của một quốc gia trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi mà Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra cho mô hình kinh tế hiện tại của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được mô tả là một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần. Trong đó khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, với mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Kinh tế thị trường ra đời ở thời điểm có sự xuất hiện trao đổi hàng hóa trên thị trường. Đồng thời, nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ nhất ở thời kỳ kinh tế hoạt động chủ yếu dựa vào việc phân bổ các nguồn lực.
Có rất nhiều loại kinh tế thị trường cơ bản. Bạn có thể tham khảo qua các loại kinh tế thị trường dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Cụ thể:
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tự do và cạnh tranh. Doanh nghiệp muốn đứng vững được trên thị trường phải luôn luôn đổi mới về sản phẩm, về tổ chức quản lý.
Ví dụ về nền kinh tế thị trường bao gồm: Người tiêu dùng đang có nhu cầu dùng nhiều trứng và rau củ. Người bán có thể mặt hàng này sẽ cung cứng cho người tiêu dùng. Giá cả sẽ tùy vào thỏa thuận của người mua và người bán phù hợp với kinh tế thị trường.
Tùy thuộc vào chế độ chính trị và điều kiện phát triển của từng quốc gia, vùng lãnh thổ. Nền kinh tế thị trường có nhiều đặc điểm khác nhau như: tự do, xã hội, nhà nước, xã hội chủ nghĩa,…
Kinh tế thị trường luôn tạo ra cơ hội cho mọi người sáng tạo và cải tiến lối làm việc. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm về thành công hay thất bại để phát triển không ngừng.
Kinh tế thị trường tạo ra cơ chế đào tạo, tuyển chọn, sử dụng người quản lý kinh doanh năng động, có hiệu quả. Đồng thời đào thải các nhà quản lý kém hiệu quả.
Kinh tế thị trường chú trọng đến những nhu cầu có khả năng thanh toán; không chú ý đến những nhu cầu cơ bản của xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường có sự phân biệt giàu nghèo rõ rệt và khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng: giàu ít, nghèo nhiều, bất công xã hội.
Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kinh tế thị trường là gì. Từ đó biết cách nhìn nhận nền kinh tế theo cách nhìn tổng quan để góp phần kinh doanh thành công hơn. Bên cạnh đó, đừng quên theo dõi nhiều bài viết mới của GiaiNgo nhé.