Trai sông có nhiều ở các nước Đông Nam Á, chúng sống ở khắp mọi nơi từ đồng bằng đến trung du. Trai sống chủ yếu ở dưới ao, hồ, sông. Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu đôi nét về trai sông và cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước nhé!
Trai sông là loài động vật thuộc ngành thân mềm. Trai sông sống chủ yếu trên mặt bùn ở đáy hồ ao, sông ngòi.
Chúng ta dễ dàng nhận biết mọi vật dựa vào hình dạng và cấu tạo của chúng. Mỗi loài vật sẽ có một cấu tạo đặc trưng riêng. Vậy trai sông có hình dạng và cấu tạo như thế nào?
Vỏ trai: Bao gồm 3 lớp: lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ. Hai mảnh vỏ được gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng. Dây chằng ở bản lề có tính đàn hồi cùng với 2 cơ khép vỏ (bám chắc vào mặt trong của vỏ) điều chỉnh động tác đóng, mở của vỏ.
Phần đầu của trai: Phần đầu của trai bị tiêu giảm do thích nghi lâu với lối sống ít hoạt động.
Cơ thể trai:
Trai di chuyển nhờ sự thò ra thụt vào của chân rìu kết hợp với hoạt động đóng mở vỏ. Vỏ trai hé mở cho chân thò ra vươn dài trong bùn để mở đường. Sau đó trai co chân đồng thời với việc khép vỏ lại, tạo ra lực đẩy để trai có thể tiến về phía trước.
Trai di chuyển với tốc độ 20 – 30cm/giờ. Vì cơ chân của trai kém phát triển nên khi di chuyển sẽ để lại phía sau một đường rãnh trên bùn.
Thức ăn chủ yếu của trai sông là vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh. Trai dinh dưỡng kiểu thụ động nhờ 2 đôi tấm mang. Trai lấy mồi ăn và ôxi chỉ nhờ vào cơ thể lọc từ nước hút vào. Quá trình lọc thức ăn của trai sông diễn ra ở lỗ miệng trai nhờ sự rung động của các lông trên tấm miệng.
Cơ thể trai phân tính, có trai đực, trai cái. Trai sông thụ tinh trong. Đến mùa sinh sản, trai cái nhận tinh trùng của trai đực chuyển theo dòng nước vào để thụ tinh.
Sau đó, trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ, trứng được bảo vệ để không bị động vật khác ăn mất, đồng thời ở mang của trai mẹ là nơi giàu dưỡng khí và thức ăn.
Một khoảng thời gian sau, ấu trùng nở ra rồi sống trong mang. Sau đó, trai mới nở sẽ bám vào da cá một vài tuần nữa rồi mới rơi xuống bùn để phát triển thành trai trưởng thành.
Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa vô cùng quan trọng với môi trường nước. Cách dinh dưỡng của trai theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh và các động vật nhỏ khác trong nước.
Hai mép vạt áo phía sau cơ thể trai tạm gắn với nhau tạo nên ống hút nước và ống thoát nước. Trai có tác dụng lọc sạch môi trong nước, đặc biệt là những vùng ô nhiễm. Vì vậy, trai được ứng dụng để làm sạch nguồn nước.
Do đó, khi ở những vùng nước ô nhiễm, nếu xuất hiện trai thì chúng ta không nên ăn. Vì khi lọc nước lấy thức ăn trai giữ lại nhiều chất độc trong cơ thể, nếu ăn trai ở vùng này chúng ta sẽ rất dễ bị ngộ độc.
Khi gặp nguy hiểm, trai co chân, khép vỏ để bảo vệ phần mềm bên trong. Nhờ có vỏ cứng rắn và hai cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không thể phá vỡ lớp vỏ cứng ra để tấn công phần mềm bên trong của cơ thể trai.
Trai có nhiều công dụng mà không phải ai cũng hiểu rõ. Trai sông có tính hàn, ăn vào rất mát, giúp thanh nhiệt cơ thể. Cũng chính vì vậy, trai thường được dùng trong các vị thuốc để chữa trị các bệnh như chữa bệnh hay ra mồ hôi ở trẻ em, trị đau đầu, cao huyết áp, suy nhược cơ thể, nhức mỏi xương khớp,…
Ngoài ra trai còn có chức năng giải nhiệt và bổ sung chất dinh dưỡng cho các mẹ bầu. Trong giai đoạn thai kỳ các mẹ có thể sử dụng trai để chế biến các món ăn đầy dưỡng chất như: cháo trai, trai xào xúc bánh tráng, trai nướng kèm với lá lốt,…
Thế là GiaiNgo đã giúp bạn trả lời câu hỏi cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước? Bạn thấy đấy, trai sông không chỉ có tác dụng làm sạch nguồn nước mà còn rất nhiều công dụng tuyệt vời khác nữa. Hãy theo dõi trang của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nữa nhé!