Cách chơi cờ vây bất bại? Nguyên tắc ‘vàng’ trăm trận trăm thắng

Cờ vây là một loại cờ cổ đại có nguồn gốc từ Trung Hoa. Độ hấp dẫn của cờ vây là rất lớn và thu hút đông đảo người chơi. Nếu bạn vẫn chưa biết cách chơi cờ vây thì cùng GiaiNgo tìm hiểu nhé.

Cờ vây là gì? Lịch sử môn cờ vây

Cờ vây là trò chơi dạng chiến lược dành cho hai người chơi. Mục tiêu của cờ vây là bao vây nhiều lãnh thổ hơn đối thủ. Trò chơi cờ vây được phát minh ở Trung Hoa thời cổ đại vào hơn 2.500 năm trước.

Cờ vây được coi là trò chơi lâu đời nhất còn được lưu truyền cho tới ngày nay. Vào năm 2015, Liên đoàn cờ vây quốc tế được thành lập với 75 quốc gia thành viên và bốn tổ chức hiệp hội thành viên ở các nước khác nhau.

Lịch sử môn cờ vây

Ý nghĩa của trò chơi cờ vây là gì?

Một bàn cờ vây có ý nghĩa tượng trưng cho sự biến hóa của trời và đất. Người xưa sáng tạo ra môn cờ vây không phải chỉ để tiêu khiển giết thời giờ hay học cách tranh giành hơn thua; mà để tu thân dưỡng tính, rèn luyện nhân cách, phát sinh trí tuệ.

Qua cách chơi cờ vây còn biểu lộ tài năng nghệ thuật của người chơi. Đồng thời, cờ vây còn có tương quan liên hệ đến thiên tượng dịch lý, binh pháp chiến lược và vấn đề trị quốc an dân của nước Trung Hoa thời xưa.

Luật chơi cờ vây

Để biết được luật chơi của cờ vây, trước hết bạn phải hiểu rõ bàn cờ, quân và nhóm quân. Từ đó có những chiến thuật để giành lãnh thổ của đối phương.

Bàn cờ

  • Bàn cờ hình vuông, có 19 đường ngang dọc giao nhau, tạo thành 361 giao điểm.
  • Trên bàn có 9 chấm đen gọi là sao, giúp người chơi dễ dàng định vị trên bàn cờ.
  • Sao chính giữa bàn cờ thường gọi là Thiên Nguyên hay Tengen.
  • Người mới bắt đầu thường chơi với bàn cờ cỡ nhỏ 9×9, sau đó là 13×13.

Luật chơi cờ vây

Quân và nhóm quân

  • Quân cờ có 2 màu đen và trắng, sẽ được đặt xuống bàn cờ tại các giao điểm.
  • Các quân cờ đứng cạnh nhau (ngang, dọc) sẽ tạo thành các nhóm quân.
  • Các giao điểm trống cạnh quân hoặc nhóm quân (ngang, dọc) gọi là khí.
  • Quân hoặc nhóm quân nào hết khí sẽ bị nhấc ra khỏi bàn cờ trở thành tù binh.

Cách chơi cờ vây cho người mới bắt đầu

Lượt đánh

Đối với lượt đánh trong cờ vây thì 2 người chơi thay phiên nhau đặt một quân cờ trên bàn vào vị trí chính xác. Vị trí chính xác chính là vào giao điểm của các đường kẻ.

Thời gian đánh

Khi đến lượt đánh mỗi bên có một thời gian quy định để đánh quân cờ. Nếu hết thời gian mà người chơi không không bỏ lượt và đánh quân cờ thì sẽ xử thua do hết thời gian.

Cách chơi cờ vây cho người mới bắt đầu

Bỏ lượt

Đến lượt đánh, 1 người bỏ lượt thì quyền đánh thuộc về đối phương. Nếu 2 người bỏ lượt liên tiếp thì sẽ kết thúc ván cờ.

Một số thuật ngữ trong môn cờ vây cần phải biết

Vùng đất

Vùng đất trong cờ vây chính là khu vực đã được bao vây hoàn toàn bởi quân đen hoặc quân trắng. Bạn có thể sử dụng ngay vùng biên hoặc góc của bản cờ để vây chiếm đất. Đơn vị của đất là các mục, tức là giao điểm trống của đường kẻ.

Khí quân

Khí của quân cờ là giao điểm nằm sát quân cờ theo đường ngang dọc. Khi một quân cờ được đặt xuống bàn thì quân cờ đó có 4 khí khi nằm khoảng giữa bàn cờ. Khi quân cờ nằm trên biên thì có 3 khí, nằm ở góc có 2 khí.

Người chơi đặt các quân cờ thành 1 đám quân thì sẽ làm tăng khí. Ngược lại bị giảm khí khi đối phương đặt quân vào cạnh đám quân.

Tù binh

Tù binh là những quân bị quân đối phương bao vây và hết khí. Khi đó, sẽ bị đưa ra khỏi bàn làm tù binh của đối phương.

Ăn quân hay bắt quân

Khi quân đối phương chặn hết nốt khí của quân mình; thì quân mình sẽ bị bao vây và bị nhấc ra khỏi bàn cờ. Khi chơi mỗi bên sẽ để riêng tù binh để dùng tính điểm vào cuối ván cờ.

Một số thuật ngữ trong môn cờ vây cần phải biết

Khi mới học chơi cờ vây bạn sẽ rất khó để nhận ra mình có bị hết khí không. Tuy nhiên, khi chơi thường xuyên bạn có thể hiểu rõ được phần thắng đang nghiêng về ai.

Điểm hết khí

Điểm hết khí là giao điểm bị một bên vây kín. Có 2 loại nước cấm khi bạn rơi vào tình thế điểm hết khí.

Cụ thể:

  • Cấm đi vào giao điểm đã bị đối phương chặn hết khí (vây chặt).
  • Cấm đi vào giao điểm còn lại cuối cùng của đám quân đã bị đối phương vây chặt.

Mắt

Mắt là một hay nhiều giao điểm trống của một đám quân bị một bên vây kín. Có 2 loại mắt đó là mắt nhỏ và mắt to. Mắt nhỏ gồm từ một tới hai giao điểm. Mắt to có từ 3 giao điểm trở lên.

Ngoài ra trong cờ vây còn có mắt thật và mắt giả. Mắt thật là mắt hoàn chỉnh, không có khiếm khuyết, các vị trí đều có đủ quân. Mắt giả là mắt thiếu quân, về sau có thể sẽ không còn là mắt nữa.

Nguyên tắc “không” và luật tranh chấp

Nguyên tắc chơi cờ vây là chơi theo lượt, mỗi lượt người chơi đặt 1 quân. Người cầm quân đen đi trước. Nếu không cần thiết, người chơi có thể bỏ qua lượt chơi của mình. Nếu cả 2 người cùng bỏ qua thì ván cờ kết thúc.

Một quân khi đặt xuống bàn phải có ít nhất 1 khí và không di chuyển nữa. Đồng thời, người chơi không được đánh 1 nước lặp lại 1 trạng thái trước đây của bàn cờ.

Ví dụ:

Nếu đen đánh ở A để ăn trắng, trắng không được phép đánh lại để ăn 1 quân đen mà phải đánh ở 1 vị trí khác. Sau nếu đen không đánh ở B, trắng có thể đánh ở B để ăn lại đen.

Hướng dẫn các trường hợp kết thúc ván cờ

Có bốn trường hợp kết thúc ván cờ vây. Vì thế, khi gặp một trong bốn trường hợp này. Ván cờ vây của bạn sẽ kết thúc ngay lập tức.

Cụ thể:

  • Hết thời gian: Khi một bên đến lượt đánh mà không đánh. Dẫn tới vượt qua mức thời gian cho phép thì bạn sẽ bị thua và kết thúc ván cờ
  • Đầu hàng: Đến lượt đánh người chơi đầu hàng thì kết thúc ván chơi. Người đó bị xử thua cuộc
  • Không còn đất: Khi 2 bên không còn nước đi để mở rộng đất.
  • Hai bên cùng liên tiếp bỏ lượt: Khi đến lượt đánh người chơi bỏ lượt; đối thủ cũng bỏ lượt ngay sau đó thì kết thúc ván chơi.

Hướng dẫn các trường hợp kết thúc ván cờ

Hướng dẫn cách xét kết quả ván cờ

Tùy vào kích thước bàn cờ sẽ có cách xét ván cờ vây khác nhau. Đồng thời, cách tính điểm sẽ còn phụ thuộc vào các trao trả tù binh, đếm đất, tính đất,…

Cụ thể:

  • Người đi trước: Không được cộng mục.
  • Người đi sau: Được cộng mục tùy từng loại bàn cờ.
  • Bàn cờ 19×19: Người đi sau được cộng 6,5 mục.
  • Bàn cờ 17×17: Người đi sau được cộng 4,5 mục.
  • Bàn cờ 15×15: Người đi sau được cộng 3,5 mục.
  • Bàn cờ 13×13: Người đi sau được cộng 2,5 mục.
  • Bàn cờ 11×11: Người đi sau được cộng 1,5 mục.
  • Bàn cờ 9×9: Người đi sau được cộng 0,5 mục.
  • Trao trả tù binh: Bên đen có tù binh là các quân trắng sẽ đặt các tù binh vào vùng đất của quân trắng. Đồng thời quân trắng cũng đặt tù binh vào vùng đất quân đen.
  • Đếm đất: Sau khi 2 bên trao trả tù binh thì tiến hành điểm đất.
  • Tính đất: Sau khi đếm đất xong, người đi trước giữ nguyên số đất đếm được. Người đi sau có tổng số đất bằng số đất đếm được và cộng thêm mục (đất) tùy theo bàn cờ. Người thắng là người có tổng số đất lớn hơn người thua.

Một số mẹo chơi cờ vây hay

Để chiến thắng cờ vây, bạn phải tập trung cao độ và có các chiến thuật để loại bỏ đám quân bị bao vây. Đồng thời, hãy đếm thật kỹ ô đất của mình và đối thủ để có cách tính điểm cao hơn đối phương.

Ngoài ra, bạn nên rèn luyện kỹ năng thu quan, tập trung chiếm đất. Đồng thời cần biết hy sinh quân cờ của mình. Nếu việc hy sinh có thể đem lại lợi thế cho bạn; hãy sẵn sàng hy sinh quân cờ của để đạt được mục đích.

Mong rằng những thông tin và các mẹo hay trên đây sẽ giúp bạn biết cách chơi cờ vây hiệu quả. Đồng thời, hiểu rõ hơn về loại hình cờ này để có chiến thuật chơi nhanh nhạy và phù hợp. Bên cạnh đó, đừng quên theo dõi nhiều bài viết mới của GiaiNgo nhé.