Nền kinh tế thị trường của Việt Nam đang ngày càng phát triển. Các hình thức đầu tư được mở rộng nhiều hơn. Trong đó có PPP. Vậy PPP là gì? Ưu, nhược điểm của hình thức này ra sao? Cùng tìm hiểu các vấn đề trên qua bài viết sau của GiaiNgo
PPP là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.
PPP là viết tắt của từ Public – Private Partnership. PPP có nghĩa là đầu tư theo hình thức đối tác công tư
Mô hình PPP là việc Nhà nước và nhà đầu tư cùng phối hợp thực hiện dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công. Dựa trên cơ sở hợp đồng dự án, kết hợp được những điểm mạnh của cả hai khu vực này.
Hiện nay, việc thực hiện mô hình PPP đang còn khá mới mẻ đối với Việt Nam.
Dự án PPP là dự án mà Nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP để thực hiện theo quy định của Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
GDP PPP là chỉ số để tính tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của hai nước. Trong đó GDP dùng để chỉ tổng sản phẩm quốc nội hay nội địa. Còn PPP là sức mua tương đương.
Bất cứ một khoản thu nhập tiền tệ nào cũng đều phải xem xét trong mối quan hệ với số lượng hàng hóa và dịch vụ mà nó có thể mua tại địa phương đó. Vì cùng 1 lượng hàng hóa nhưng giá trị sẽ có sự khác nhau ở các quốc gia mà nó được bày bán.
Doanh nghiệp dự án PPP là doanh nghiệp do nhà đầu tư thành lập có mục đích duy nhất để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP.
Hợp đồng PPP là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan ký kết hợp đồng và nhà đầu tư. Theo đó một phần hoặc toàn bộ công việc sẽ được chuyển giao cho khu vực tư nhân thực hiện với sự hỗ trợ của Nhà nước.
Các hình thức thực hiện mô hình PPP bao gồm:
Ưu điểm của PPP là đảm bảo cho cả hai bên trong hợp đồng là Nhà nước và nhà đầu tư cùng có lợi. Theo đó, Nhà nước luôn đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ công với hiệu quả tối ưu nhất.
Ngược lại, nhà đầu tư cũng tìm cách đầu tư vốn thấp nhất nhưng vẫn đáp ứng nguồn thu lợi nhuận cao nhất. Những rủi ro của hai bên đều đẩy đến mức thấp nhất.
Nhược điểm của PPP là việc thu phí dự án theo hình thức PPP còn nhiều bất cập. Nhiều nhà đầu tư chưa nắm rõ về các quyền và nghĩa vụ của mình trong mô hình đầu tư PPP.
Hầu hết các công trình hiện nay không đáp ứng được yêu cầu về tiến độ cũng như chất lượng thi công. Yếu tố thu hút các vốn đầu tư nước ngoài còn kém, chưa phát huy được hết tiềm năng dự án.
Nhà nước khuyến khích việc thực hiện đầu tư theo hình thức PPP trong các lĩnh vực như:
Những lợi thế của mô hình PPP là:
Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư theo PPP ở nước ta là các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thực hiện đầu tư theo PPP chỉ mới dừng lại ở mức Nghị định của Chính phủ. Do đó mà hành lang pháp lý về hoạt động này vẫn còn phụ thuộc vào các luật chuyên ngành khác. Chẳng hạn như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công,…
Các dự án theo hình thức PPP thường có quy mô lớn nên việc hoàn thành cũng như quy trình duyệt hồ sơ phải qua nhiều bước. Trong khi đó quy định về thủ tục đầu tư ở từng bước lại yêu cầu phải xin ý kiến nhiều cơ quan, đơn vị có liên quan trước khi tổng hợp và thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Từ đó làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
Hi vọng với những dòng chia sẻ ngắn gọn vừa rồi đã giúp cho bạn đọc trong việc tìm hiểu ppp là gì. Và bạn cũng biết được việc đầu tư theo hình thức này mang đến những lợi ích gì. Hãy theo dõi GiaiNgo để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!