Mạng xã hội dạo gần đây đã trở thành nơi sáng tạo những trào lưu mới, ngay cả ngôn từ câu chữ cũng không ngoại lệ.
Trong số đó, có cụm từ “khum khum” hay còn gọi ngắn gọi là “khum”. Vậy bạn có biết khum khum là gì? Cách các bạn trẻ sử dụng từ “khum khum” như thế nào? Hãy cùng GiaiNgo đi tìm hiểu để chống bị “tối cổ” nhé!
Theo từ điển tiếng Việt, từ “khum” thường được hiểu với hai nghĩa sau đây:
“Khum khum” có nghĩa là “không không” ở trên Facebook. Ở trên mạng xã hội, các bạn trẻ sử dụng từ “khum khum” không giống với nghĩa trong từ điển. Từ “khum” ở đây là từ lóng của Gen Z, có nghĩa là không. Thay vì nói “không” thì các bạn trẻ lại sử dụng từ “khum” trong câu nói của mình.
Ví dụ:
Bạn có thể dùng từ “khum khum” để từ chối một cách nhẹ nhàng, thoải mái mà ít làm người khác khó chịu.
Giờ đây, ngày càng có nhiều bạn trẻ thích dùng từ “khum”. Lí giải cho việc sử dụng từ này, nhiều bạn trẻ cho rằng dùng từ “khum” sẽ dễ thương và đáng yêu hơn. Nhất là khi từ chối ai đó hoặc một yêu cầu nào đó, dùng từ “khum” trông sẽ nhẹ nhàng và thoải mái hơn từ “không” rất nhiều.
Hơn nữa, việc sử dụng từ “khum” cũng là cách thể hiện cá tính của các bạn trẻ Gen Z. Họ luôn có phong cách truyền tải một cách sáng tạo và tràn đầy năng lượng.
Về nguồn gốc, từ “khum” này được một nhóm bạn là Admin của Fanpage Đài Tiếng Nói Gen Z (nơi chuyên chia sẻ những câu chuyện đời thường, đầy hài hước của các bạn trẻ tầm 20 tuổi đổ lại) sử dụng lần đầu tiên. Chính xác thì không biết ai là người phát minh ra nó, nhưng Fanpage chính là nơi giúp “khum” trở nên viral trên các trang mạng xã hội.
Nhờ đó, các trang Fanpage thường xuyên sử dụng từ “khum” và làm cho từ này phủ sóng rộng rãi. Các bạn trẻ cũng nhanh chóng bắt trend để “theo kịp thời đại”.
“Khum khum” vốn là một từ lóng được thế hệ Gen Z phát minh ra. Cho nên, chỉ có đa phần các bạn trẻ mới hiểu nghĩa và sử dụng từ này. Còn đối với nhiều người lớn, họ không biết được nghĩa của từ “khum” và cách sử dụng nó. Vì thế, các bạn nên lưu ý dùng từ “khum khum” sao cho đúng cách để giao tiếp.
Thứ nhất, chỉ nên dùng từ “khum” trong phạm vi mạng xã hội. Chúng ta có thể sử dụng từ này như một cách đùa vui với bạn bè hoặc người thân. Thay vì từ chối thẳng thừng bằng từ “không”, chúng ta dùng từ “khum” để tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu hơn.
Thứ hai, tránh dùng từ “khum” trong môi trường làm việc đòi hỏi sự nghiêm túc. Đây vốn dĩ là một từ lóng thì không nên sử dụng như một từ chính thống. Giao tiếp với người lớn, cấp trên hay viết mail, nhắn tin trao đổi công việc thì tuyệt đối không sử dụng từ này. Đừng để việc sử dụng ngôn từ làm người khác đánh giá bạn thiếu chuyên nghiệp, nghiêm túc.
Thứ ba, đừng quá lạm dụng từ “khum”. Cái gì nhiều quá cũng không tốt. Việc sử dụng ngôn ngữ Gen Z quá nhiều sẽ làm mất đi ý nghĩa và sự trong sáng của tiếng Việt.
Lướt một vòng trên mạng xã hội, không khó để bắt gặp những câu chữ có “khum khum”.
Dạo chơi trên mạng xã hội, không khó để bắt gặp những từ điển mà chỉ những người Gen Z mới hiểu. Gen X hay Gen Y đôi khi cũng phải bó tay trước sự sáng tạo và đáng yêu của các bạn trẻ thế hệ Z. Hãy cùng GiaiNgo điểm qua một số từ điển Gen Z mới và phổ biến nhất hiện nay nhé.
Môn Hóa là nguồn cảm hứng cho “phương trình” ở đây: Chằm Zn = trầm kẽm = trầm cảm. Từ này không chỉ để dùng để nói đến bệnh trầm cảm mà với Gen Z, đây đơn thuần là chỉ là cảm giác mệt mỏi mà thôi.
Sau đoạn clip cut của phim “Phía Trước Là Bầu Trời” viral trên Facebook, “phanh xích lô” đã được Gen Z tích vào từ điển. Giải thích thì đơn giản là khi phanh xe xích lô sẽ có tiếng *kíttt*, cũng là cách phát âm từ “kiss” (hôn).
Sự biến tấu từ ngữ của Gen Z một lần nữa khiến dân tình chóng mặt với “trmúa hmề”. Từ này chỉ những người hài hước nhưng có phần mang tính châm biếm. Cách đơn giản là thêm chữ “m” vào phía trước tất cả nguyên âm để tạo thành từ mới.
Một cụm từ xuất hiện phổ biến gần đây thể hiện thèm muốn, khát khao của bản thân trước đồ ăn và cái đẹp đó là “mlem mlem”.
Về mặt hình thức “dảk – bủh” là “dark – bruh”, do lỗi gõ Telex mà thành. Còn về ngữ nghĩa, nó chỉ đơn giản là đem đến sự giải trí nhất định cho netizen.
Lỗi gõ Telex cũng tạo nên cặp từ “pềct – rếpct”. Khi gõ đúng thì pềct = perfect (hoàn hảo) và rếpct = respect (sự tôn trọng).
Với Gen Z, “lemỏn” là bắt nguồn từ từ “lemon” của tiếng Anh và đã được kết hợp một cách kỳ diệu với bộ dấu trong tiếng Việt, tạo thành từ mới với ý nghĩa mới. Ta có “lemon” nghĩa là “chanh”. Theo tính chất bắc cầu, “lemon” thêm dấu hỏi (lemỏn) tức là “chanh” thêm dấu hỏi (chảnh). Suy ra, “lemỏn” là tính từ chỉ sự chảnh, kiêu kỳ của một người.
“Lmao” có lẽ quen thuộc với nhiều Gen X, Gen Y hơn. Đây là viết tắt của cụm “laughing my *** off”, thể hiện một cảm xúc hài hước cực mạnh. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, nó còn được cho là cười mỉa mai.
Nếu ngày xưa teencode sẽ có công thức thế chữ cái kiểu a = 4, h = k, qu = w,… thì Gen Z bây giờ thích gì dùng nấy, không theo bất cứ quy luật nào. Cụ thể là “chếc gồi” và “gòy xong”, cùng là rồi nhưng lúc thì “gồi” khi lại “gòy”, chịu thì chịu không chịu thì cũng phải chịu.
Cụm từ “j z ch0i” có nghĩa là “gì vậy trời”. Nguyên tắc thành lập cụm từ này chỉ đơn giản là ngắn gọn nhất, ít kí tự nhất mà thôi.
Thông qua bài viết, chúng ta đã giải đáp được khum khum là gì. Đây vốn là từ điển sáng tạo của Gen Z để thêm phần thú vị khi dùng từ. Hãy nhấn theo dõi GiaiNgo để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích!